Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào
Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào, ngày 9/1, tại Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào tổ chức Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 với chủ đề “Thúc đẩy cùng Phát triển bền vững và Thịnh vượng”.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị.
Ảnh: MPI

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, đây là sự kiện quan trọng để Việt Nam - Lào cùng nhau tổng kết, đánh giá kết quả hợp tác đầu tư năm 2024 và bàn giải pháp thực hiện Kế hoạch hợp tác năm 2025 vừa được Chính phủ hai nước thông qua sáng nay.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nêu một số định hướng trọng tâm cần triển khai thực hiện trong thời gian tới như: Hai nước tập trung thu hút các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng ưu tiên của Lào, tập trung các lĩnh vực như: nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở các hồ chưa tại Lào hiệu quả cao gắn với chế biến để xuất khẩu; năng lượng, hướng tới năng lượng sạch, đặc biệt tại khu vực biên giới hai nước; khai thác khoáng sản chế biến sâu; du lịch sinh thái theo hướng kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam nghiên cứu đầu tư Khu phức hợp du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp, quy mô lớn tại Lào…

Cùng với đó, hai bên cần phối hợp tích cực để nghiên cứu khảo sát, xem xét khả năng xây dựng các cụm, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu hoặc hình thức phù hợp về hợp tác thương mại và công nghiệp dọc tuyến biên giới nhằm thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng hóa từ Lào sang Việt Nam; đồng thời, khuyến khích nhà đầu tư Việt Nam và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sang đầu tư tại Lào.

Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại (mục tiêu tăng từ 10-15%/năm); tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, kênh phân phối cho hàng hóa tại mỗi nước để đảm bảo sự hiện diện ổn định và đầu ra bền vững.

Đối với doanh nghiệp cần chủ động và tích cực tham gia kế hoạch kết nối hai nền kinh tế và tiến trình giúp Lào có biển, có cảng riêng, kết nội hệ thống đường bộ, đường sắt để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Để đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư, các cơ quan của Lào cần ưu tiên có giải pháp đồng bộ ổn định kinh tế vĩ mô, điều kiện tiên quyết để hút đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài; hoàn thiện các chính sách liên quan đến đầu tư, thuế, thương mại, tỷ lệ lao động, chính sách tín dụng. Quá trình thực thi chính sách như: tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu thiết bị, hàng hóa, kế toán kiểm toán, tô nhượng đất đai…

Đồng thời, sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể lĩnh vực nông nghiệp, tạo điều kiện hình thành các vùng, khu vực phát triển nông nghiệp quy mô lớn; xem xét giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam triển khai hoạt động và mở rộng dự án.

“Với quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, cộng với tư duy hợp tác mới, với những biện pháp quyết liệt, mang tính đột phá của cả hai bên, chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư lớn, hiệu quả cao giữa doanh nghiệp hai nước và đưa quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào lên tầm cao mới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào đã có chuyển biến tích cực, nhiều khó khăn, vướng mắc được phối hợp tháo gỡ kịp thời, công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc được đẩy mạnh. Kết quả là: Đầu tư của Việt Nam sang Lào đang có xu hướng tăng trở lại bền vững hơn. Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023, tập trung vào các lĩnh vực: năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao, khai thác khoáng sản, chế biến sâu...

Lũy kế đến nay, Việt Nam đã đầu tư vào Lào đạt 267 dự án, với tổng vốn đầu tư là 5,7 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực: năng lượng, khai khoáng, nông lâm nghiệp, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, viễn thông, ngân hàng, du lịch… Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào 17/18 tỉnh, thành phố của Lào.

Nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động, đóng góp ngân sách cho Chính phủ Lào trong 5 năm gần đây đạt khoảng 200 triệu USD/năm, thực hiện chính sách an sinh xã hội luỹ kế đến nay khoảng 160 triệu USD.

Về thương mại, năm 2024 ghi dấu ấn khi tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 33,9% so với năm 2023, đặc biệt là Lào đã xuất siêu sang Việt Nam 732,7 triệu USD, trong số đó, có sự đóng góp lớn của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động kinh tế, đầu tư giữa hai nước thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và các rào cản cần sớm được tháo gỡ. Cụ thể là: hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại còn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng của hai nước. Một số dự án quy mô lớn, mang tính chiến lược; đặc biệt là dự án giao thông kết nối hai nước chậm được triển khai thực hiện do khó khăn về cơ chế, chính sách và nguồn vốn.

Mặt khác, kinh tế vĩ mô của Lào chưa ổn định, chưa tạo được niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư; nhiều doanh nghiệp quan ngại về sự thiếu hụt nguồn nhân lực tại Lào vốn đã khan hiếm, nay lại càng khó khăn hơn khi có nhiều người lao động Lào di chuyển ra nước ngoài làm việc (sang Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc… làm việc…

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Lào sẽ lĩnh hội các nội dung chỉ đạo của hai Thủ tướng và ghi nhận các kiến nghị của doanh nghiệp để cùng các bộ, ngành, địa phương hai nước tổ chức triển khai thực hiện, nhất là ưu tiên xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác đầu tư của doanh nghiệp hai nước ngày càng hiệu quả và thực chất”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết./.

Tin liên quan

Thành tựu phát triển kinh tế và ngoại giao của Việt Nam năm 2024

Hiện nay tình hình quốc tế và khu vực đang có những thay đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường; tác động của biến đổi khí hậu khiến thiên tai, dịch bệnh ngày càng nặng nề hơn. Các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ đối ngoại. Đây cũng là nhận định chung của các chuyên gia, học giả trên thế giới trong các cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại các địa bàn Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.

Đại sứ các nước ASEAN tại Cuba đánh giá cao vai trò của Việt Nam

Ngày 30/12, Đại sứ các nước Campuchia, Lào, Indonesia, Myanmar và Malaysia đánh giá cao vai trò của Việt Nam khi đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Cuba (ACHC) trong 6 tháng cuối năm 2024 trong việc tăng cường quan hệ nội khối và với nước sở tại.

75 năm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là điểm sáng

Trong thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực luôn được duy trì ổn định. Hai nước không ngừng thúc đẩy hợp tác thiết thực trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân… Đặc biệt, hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc duy trì đà phát triển mạnh mẽ, giữ tăng trưởng ổn định, bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu.

Tin cùng chuyên mục

75 năm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là điểm sáng

Trong thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực luôn được duy trì ổn định. Hai nước không ngừng thúc đẩy hợp tác thiết thực trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân… Đặc biệt, hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc duy trì đà phát triển mạnh mẽ, giữ tăng trưởng ổn định, bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu.

Xây dựng cơ sở dữ liệu bảo vệ sản xuất trong nước

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 3649/QĐ-BCT phê duyệt Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu của các ngành sản xuất trong nước nhằm nâng cao năng lực điều tra phòng vệ thương mại và theo dõi hiệu quả của các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2025-2030.

Quản trị chuỗi cung ứng, tăng sức cạnh tranh cho gỗ Việt

Trong bối cảnh, ngày càng nhiều thị trường ban hành quy định pháp luật về gỗ hợp pháp; trong đó có các quốc gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cế biến gỗ cần phải tăng cường quản trị chuỗi cung ứng, gắn với các tiêu chuẩn xanh, bền vững quốc tế để giảm rủi ro thương mại, nâng cao sức cạnh tranh của gỗ Việt.

Kinh tế Việt Nam năm 2024: Tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, năm 2024 nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6-6,5% đã đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,77 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38,23 tỷ USD, giảm 3,0% so với cùng kỳ năm trước.