Chặn đứng lãng phí tài sản công
Trong bài viết “Chống lãng phí” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ rằng lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, đã và đang gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho phát triển. Trong lãng phí thì lãng phí tài sản công đang là vấn đề nhức nhối, rất được dư luận quan tâm, cần xử lý rốt ráo, triệt để.

Bài 1: Muôn hình vạn trạng lãng phí tài sản công

Theo khoản 1, Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, tài sản Nhà nước (tài sản công - TSC) là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: TSC phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; TSC tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác. Như vậy có thể nói TSC là nguồn lực nội sinh của đất nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, nâng cao vị thế quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trên thực tế, TSC đã góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất cũng như quản lý xã hội, cung cấp tài chính cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và sử dụng TSC, tình trạng lãng phí diễn ra khá phổ phiến, dưới nhiều dạng thức khác nhau. Điển hình là:

Thứ nhất, lãng phí TSC do chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới. Việc này có thể nhìn thấy từ hàng loạt vụ đấu giá đất gần đây, nổi bật là ở Thanh Oai (Hà Nội). Cơ quan chức năng đã phải thẩm định 4.600 hồ sơ với hơn 1.000 cá nhân tham gia đấu giá 68 lô đất. Kết quả tổng số tiền huyện Thanh Oai dự kiến thu được từ phiên đấu giá quyền sử dụng đất hôm 10/8 là 404,6 tỷ đồng, chênh lệch giá khởi điểm 349 tỷ đồng (gấp khoảng 8 lần). Nhưng trên thực tế chỉ có chủ của 13 lô đất nộp tiền đúng hạn và huyện Thanh Oai chỉ thu được khoảng 60 tỷ đồng. Nguyên nhân là do, theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá chỉ phải nộp tối đa 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong khi giá khởi điểm đưa ra thấp, cho nên, khi không đạt kỳ vọng, nhiều người sẵn sàng bỏ cọc, nhất là những ai tham gia đấu giá không phải vì nhu cầu ở thực. Bên cạnh đó là Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định thời gian hoàn thành nghĩa vụ nộp 100% tiền sử dụng đất quá dài (chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày thông báo nộp tiền sử dụng đất) vô tình giúp những kẻ đầu cơ có thêm thời gian “thoát hàng”.

Phiên đấu giá đất ngày 10/8/2024 tại huyện Thanh Oai (Hà Nội). Ảnh minh họa: Mạnh Khánh/TTXVN

Thứ hai, lãng phí TSC do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả. Thông tin Bộ Tài chính đưa ra tại Quốc hội ngày 6/11/2023 cho thấy đa số TSC sau khi sắp xếp thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh. Với số này, hiện đã xử lý được 90% TSC, còn 10% tương đương gần 1.000 TSC chưa được xử lý, trong đó khoảng 500 TSC “bỏ không, tạo nên sự lãng phí”. Có những TSC được đầu tư cả trăm tỷ đồng, nhưng giờ biến thành kho chứa hàng cho doanh nghiệp như Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng với biệt danh “nhà cánh diều”…

Thứ ba, lãng phí TSC do chậm giải ngân vốn đầu tư công. Ngày 8/10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Công điện nêu rõ, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2024 của cả nước ước đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (51,38%), chưa đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Điều đó có nghĩa chúng ta có tiền, nhưng không tiêu được, gây lãng phí nguồn lực và làm chậm tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước. Thực tế này không chỉ diễn ra trong năm nay mà còn có từ nhiều năm trước. Ví dụ điển hình là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 ở Phủ Lý (Hà Nam). Hai dự án này được khởi công từ năm 2015 với vốn đầu tư là 9.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Nhưng tới tháng 7/2024, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 mới giải ngân được 2.575/4.500 tỷ đồng và con số này đối với Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 là 2.507/4.500 tỷ đồng. Đến nay, cả hai bệnh viện này mới chỉ đưa vào sử dụng một phần nhỏ diện tích trong khi phần lớn vẫn bỏ không và có dấu hiệu xuống cấp.

Cảnh hoang hóa, cỏ dại mọc cao ngút tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Thư tư, lãng phí TSC trong quá trình cổ phần hoá, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước… Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, huy động nguồn lực đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, thúc đẩy đổi mới, phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí. Đơn cử, trong kết luận thanh tra số 1229/KL-TTCP ngày 30/5/2023 về việc thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, qua thanh tra về xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa tại 10 công ty mẹ - tổng công ty, vi phạm về tài chính phải tiếp tục xử lý với số tiền (tạm tính) là hơn 5.690 tỷ đồng. Các doanh nghiệp như Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Tổng công ty Licogi (Licogi), Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen) khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã tính toán giá trị lợi thế thương mại, chi phí cơ hội chưa đầy đủ, chính xác, với tổng số tiền thiếu khoảng 1.879 tỷ đồng...

Thứ năm, lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, khoáng sản và nguồn nước… là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Việc nêu cao tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nhiên nhiên sẽ góp phần tăng thêm nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đã có nhiều vụ việc thất thoát, lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Đơn cử huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) được xem là “thủ phủ vàng” của cả nước, nhưng sản lượng khai thác thường khác xa so với kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng ban đầu. Đằng sau sự chênh lệch này phải chăng chính là thất thoát lớn.

Nói tóm lại, TSC là nguồn lực cần phải quý trọng. Để TSC không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, cần phải chỉ rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như đề ra các giải pháp xử lý rốt ráo, triệt để, trong đó đặc biệt lưu ý tới trách nhiệm người đứng đầu để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.

Tin cùng chuyên mục

Lễ bàn giao công tác Chủ tịch nước

Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường. Dự lễ có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng cùng lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương.

Dấu ấn mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị AIPA-45

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, chiều 21/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Viêng Chăn, đã diễn ra Lễ bế mạc Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA-45 Saysomphone Phomvihane cùng sự tham gia của các nước thành viên AIPA và nước Quan sát viên, Tổng Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổng Thư ký AIPA cùng đông đảo đại biểu các bên liên quan.

Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Maroc với các nước ASEAN

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 20/10, tại thủ đô Viêng Chăn, bên lề Đại hội đồng liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45), Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã có cuộc gặp và làm việc với bà Salma Benaziz, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng, Hồi giáo, Di cư và người Maroc ở nước ngoài của Hạ viện Maroc.

Tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa như một mạch nối về chủ quyền biển, đảo từ quá khứ đến hiện tại; là thông điệp truyền gửi về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Với chủ đề “Biển đảo trong lòng đồng bào”, các ngư dân từ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tân Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức

Trong ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóaXV, chiều ngày 21/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã điều hành chươngtrình làm việc của Quốc hội về công tác nhân sự. Trình bày dự thảo Nghị quyết bầuChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, căn cứ Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Nộiquy Kỳ họp Quốc hội, Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Biên bản kiểm phiếungày 21/10/2024, Nghị quyết quyết nghị: Ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị,Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Nghị quyết này có hiệu lựcthi hành từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua. Nghị quyết này được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày21/10/2024. Tân Chủ tịch nước đã tuyên thệ nhậm chức trước quốc dân, đồng bào.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp

Trong những năm gần đây, các dự án khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ đang có những bước phát triển mạnh mẽ, trong đó có những dự án khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh, tạo ra các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, có giá trị thực tiễn cho cộng đồng.

Phụ nữ Việt Nam: Từ người 'giữ lửa' đến người 'kiến tạo'

Phụ nữ Việt Nam từ lâu đã được coi là “người giữ lửa” trong gia đình, đảm nhận vai trò then chốt trong việc duy trì nếp sống gia đình và nuôi dạy thế hệ tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội hiện đại và những biến chuyển to lớn trong tư duy đã đưa vai trò của họ lên một tầm cao mới. Không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, phụ nữ Việt Nam ngày nay đã và đang tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, giáo dục đến khoa học và công nghệ. Những đóng góp ấy không chỉ mang tính chất hỗ trợ, mà thực sự đã trở thành lực lượng dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường thực phẩm Halal Trung Đông-Bắc Phi

Báo cáo Thị trường Thực phẩm Halal Toàn cầu năm 2024 của hãng nghiên cứu thị trường Cognitive Market Research cho thấy giá trị thị trường thực phẩm Halal toàn cầu dự kiến đạt gần 2.548,5 tỷ USD trong năm 2024 và sẽ tăng lên 4.934,73 tỷ USD vào năm 2031, với tốc độ tăng trưởng hằng năm 9,9% trong giai đoạn 2024-2031. Với quy mô dân số lớn và thị trường thực phẩm Halal ngày càng phát triển nhanh, khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA) là thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để tiếp cận được thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải đáp ứng các quy định nghiệm ngặt về tiêu chuẩn, chứng nhận thực phẩm Halal, mà còn phải nâng cao khả năng cạnh tranh.

Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Dự phiên khai mạc có: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị khách quốc tế.