CIEM dự báo kịch bản cao cho tăng trưởng năm 2024 là 6,95%
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ trong một nghiên cứu đã đưa ra hai kịch bản cập nhật dự báo kinh tế vĩ mô trong năm 2024.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tương đối tích cực so với các nước trong khu vực.
Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Trình bày báo cáo của nhóm nghiên cứu CIEM tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cả năm 2024: Động lực mới cho tăng trưởng có chất lượng” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ tổ chức sáng 9/7, tại Hà Nội, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM đã đưa ra hai kịch bản cập nhật dự báo kinh tế vĩ mô trong năm 2024.

Theo đó, trong kịch bản 1, tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,55% trong năm 2024. Xuất khẩu cả năm 2024 tăng 9,54% so với năm 2023. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2024 tăng 4,31% so với năm 2023. Cán cân thương mại giữ được thặng dư ở mức 5,7 tỷ USD.Kịch bản 2, tích cực hơn, dự báo tăng trưởng GDP ở mức 6,95% trong năm 2024. Xuất khẩu cả năm 2024 tăng 11,64% so với năm 2023. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2024 tăng 4,12% so với năm 2023. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 7,3 tỷ USD.

Ông Nguyễn Anh Dương cho biết, tăng trưởng tương đối tích cực so với các nước trong khu vực; tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đã vượt so với tiềm năng trong 4 quý liên tiếp; phục hồi tăng trưởng kinh tế diễn ra ở cả 3 nhóm ngành; thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng…Theo đó, kịch bản 1 giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như đề ra trong nửa đầu năm 2024.

Với kịch bản 2, ông Nguyễn Anh Dương nêu rõ, giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn (tăng trưởng phục hồi nhanh; nhà đầu tư gia tăng đầu tư vào các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam; chuỗi cung ứng phục hồi; đầu tư cho chuyển đổi số và chuyển đổi xanh có chuyển biến tích cực).Kịch bản này cũng giả thiết Việt Nam thực hiện hiệu quả các giải pháp cải cách và điều hành kinh tế ở Việt Nam, qua đó giúp đạt kết quả tối đa về giải ngân/hấp thụ đầu tư công và tín dụng (kể cả chất lượng tín dụng), tăng năng suất lao động, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tại hội thảo, TS. Nguyễn Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, kể từ đầu năm 2024, Việt Nam đã nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Cách tiếp cận toàn diện này đã thấy những kết quả kinh tế - xã hội khá ấn tượng trong 6 tháng đầu năm.

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm đạt tới 6,42%. Lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng xuất khẩu đạt 14,5%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng ở cả số dự án và vốn đăng ký cấp mới, tổng vốn đăng ký, và vốn thực hiện. Quan trọng hơn, Việt Nam đang được coi là điểm sáng của cải cách và hội nhập kinh tế.

Các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển vùng, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng năng suất lao động song hành với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang trở thành những ưu tiên chính sách quan trọng. Bên cạnh 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đang thực hiện hoặc đã hoàn tất ký kết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo thúc đẩy FTA với một số đối tác mới.

Để đạt được mục tiêu trong những tháng cuối năm, CIEM kiến nghị cải thiện chất lượng tăng trưởng; cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo, thích ứng với các xu hướng lớn như: chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; tăng năng suất lao động; hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế sáng tạo.

Cùng với đó, Chính phủ cần có giải pháp điều hành chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp. Theo CIEM, nếu chỉ tập trung nới lỏng tiền tệ và tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng thì áp lực lạm phát sẽ gia tăng. Do đó, Chính phủ cần theo dõi diễn biến lạm phát (tác động của tăng lương và tăng giá các mặt hàng do nhà nước quản lý giá); đồng thời, giữ gìn dư địa tài khóa để ứng phó với các cú sốc trong tương lai; thực hiện hiệu quả các FTA; tập trung hơn vào tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thay vì yêu cầu tuân thủ…/.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Lời cảnh tỉnh từ thuốc lá điện tử

Trong thời gian qua, nhiều vụ ngộ độc thuốc lá điện tử đã xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước đã một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo sự nguy hiểm khi sử dụng loại thuốc lá này, đặc biệt là đối với giới trẻ.

Nhiều doanh nghiệp Australia tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam

Bang Queensland chú trọng thực hiện Chiến lược Kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040 và Chiến lược Thương mại và đầu tư Queensland đến năm 2032, trong đó coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, coi Việt Nam là thị trường ưu tiên hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á và nằm trong top 5 đối tác thương mại quốc tế.

Việt Nam - Nhật Bản nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định CPTPP

Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã và đang phát triển tốt đẹp và ngày càng đi vào chiều sâu, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ với điểm nhấn là sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước kể từ khi trở thành Thành viên của Hiệp định CPTPP.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144 và Chỉ thị số 35

Sáng 9/7, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết hợp trực tuyến tới 15644 điểm cầu các cơ quan Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các điểm cầu cấp xã, với hơn 1,28 triệu đảng viên.

Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 10

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị lần thứ 10 nhằm thảo luận, đánh giá công tác quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm, cũng như triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

Nhận diện: Giữ gìn danh dự, tự trọng của cán bộ, đảng viên

Đầu tháng 5 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định 144 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới. Đây là bước tiến quan trọng trong việc củng cố, nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, đảm bảo sự lãnh đạo hiệu quả và uy tín của Đảng trong thời kỳ mới. Điều 3 của Quy định nhấn mạnh những yếu tố về gìn giữ sự trong sạch, giữ danh dự, tự trọng, phẩm giá để cán bộ, đảng viên tự soi mình, đi đầu trong đấu tranh với những sai trái, những biểu hiện lệch lạc để thực sự là người đảng viên trung thành với lý tưởng như lời tuyên thệ trước cờ Đảng, cờ Tổ Quốc.

Lên án hành vi biến thái

Từ người nổi tiếng tới người bình thường, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hành vi quay lén vô đạo đức, biến thái, vi phạm pháp luật.