Phụ nữ Mông thi vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải. Ảnh: Việt Dũng – TTXVN Du khách thích thú chiêm ngưỡng những đường nét hoa văn tinh xảo trên những tấm vải được vẽ bằng sáp ong. Ảnh: Việt Dũng – TTXVN Kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải là công đoạn cầu kỳ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bộ trang phục truyền thống phụ nữ người Mông. Ảnh: Việt Dũng - TTXVN Nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên trang phục truyền thống của người Mông là một chuỗi các công đoạn được làm thủ công, tinh xảo. Ảnh: Việt Dũng - TTXVN Sáp ong nấu chảy chính là "mực vẽ". Khi sử dụng, người Mông cho sáp vào một chảo gang nhỏ, đường kính khoảng 10cm, đun nhỏ lửa để sáp chảy ra tới khoảng 50 đến 60 độ là có thể dùng để vẽ. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN Công đoạn ghép các mảnh vải vẽ sáp ong thành các bộ phận như: vai áo, thân váy hay tay áo, cổ áo, địu, khăn rồi khâu lại thành sản phẩm hoàn chỉnh. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN Chị Lý Thị Ninh và thành viên hợp tác Thổ cẩm xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải chuẩn bị lửa đun sáp ong. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN Những phụ nữ Mông tranh thủ vẽ mọi lúc khi có thời gian rảnh, ở mọi nơi khi có bếp lửa và khi sáp ong đã nóng chảy, đặc biệt là những lúc nông nhàn. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN Khi vẽ, người Mông cũng không cần có hình mẫu trước mà tự do sáng tác ra những hoa văn khác nhau. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN Chị Lý Thị Ninh, tổ hợp tác Thổ cẩm xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chả giới thiệu sản phẩm cho du khách. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Độc đáo nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người Mông (Yên Bái)
28/08/2024 18:10 GMT+
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) đã được vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình nghệ thuật tri thức dân gian. Đây là một nghề thủ công truyền thống gắn bó bao đời với bà con người Mông ở vùng cao Yên Bái. Ảnh: TTXVN