Hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai sau sáp nhập
Nhằm bảo đảm công tác quản lý đất đai được thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong bối cảnh cả nước đang tiến hành sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành văn bản số 911/BNNMT-QLĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn chi tiết về việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và tổng hợp số liệu diện tích tự nhiên.
Người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các Giấy chứng nhận đã cấp như Sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo hướng dẫn, các địa phương cần khẩn trương rà soát và chỉnh lý đầy đủ các tài liệu như: bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quá trình chỉnh lý này phải được thực hiện song song với việc cập nhật dữ liệu đất đai, nhằm bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh, việc chỉnh lý hồ sơ địa chính do sắp xếp lại đơn vị hành chính phải được đồng bộ với việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất, nhằm tránh ách tắc, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

Về giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ, Bộ cho biết người dân không bắt buộc làm lại đồng loạt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường gọi là sổ đỏ) đã cấp. Nếu có nhu cầu chỉnh lý, người dân có thể thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai như chuyển nhượng, đăng ký đất đai...

Việc thay đổi thông tin của thửa đất (số tờ, số thửa, địa chỉ) trên sổ đỏ thực hiện theo Thông tư 10/2024 về hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Nếu sổ đỏ không còn dòng trống để xác nhận thay đổi, người dân cần làm thủ tục cấp mới để bổ sung thông tin theo hướng dẫn của Nghị định 101/2024.

Như vậy, người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các Giấy chứng nhận đã cấp như Sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai. Đây cũng là điều được nhiều người dân quan tâm, cần giải đáp.

Văn bản cũng quy định cụ thể về cách xác định kinh tuyến trục, số thứ tự tờ bản đồ và cách ghi chú thông tin địa giới hành chính sau sắp xếp. Trong trường hợp phát sinh thay đổi, các địa phương phải chủ động thực hiện chỉnh lý bản đồ, sổ sách, cơ sở dữ liệu theo đúng quy định pháp luật.

Về khâu bảo quản và bàn giao hồ sơ địa chính, Bộ yêu cầu các địa phương chỉ đạo rà soát, thống kê đầy đủ hồ sơ, sổ sách và tài liệu dạng giấy hiện đang lưu trữ, chuẩn bị sẵn sàng cho việc bàn giao cho đơn vị hành chính mới. Việc này nhằm tránh thất lạc tài liệu, đồng thời bảo đảm tính liên tục, minh bạch trong quản lý đất đai.

Đối với Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do cấp huyện lập, ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, cần nhanh chóng bàn giao cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai để lưu trữ và phục vụ tra cứu khi cần thiết.

Với hồ sơ địa chính điện tử, Bộ yêu cầu các địa phương tiếp tục quản lý, vận hành ổn định cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp.

Số liệu diện tích của các đơn vị hành chính sau sắp xếp, sẽ căn cứ trên kết quả kiểm kê đất đai năm 2024, nhằm bảo đảm phản ánh khách quan, đầy đủ thực trạng quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.

Việc cập nhật phần mềm, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, theo hướng dẫn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu rõ: Đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh trước khi sắp xếp mà đang sử dụng các phần mềm ứng dụng khác nhau để phục vụ quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai do địa phương quản lý thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau sáp nhập có trách nhiệm chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai sử dụng thống nhất một phần mềm, đồng thời chuyển đổi cơ sở dữ liệu đất đai hiện từ các phần mềm khác sang phần mềm thống nhất để cập nhật, vận hành, kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu đất đai.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc triển khai, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, kịp thời, đồng thời chủ động phối hợp với Bộ để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện./.

Tin liên quan

Trước, trong và sau sắp xếp phải đảm bảo hoạt động thông suốt

Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp lần thứ 3 để thảo luận, thông qua Kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp. Dự Phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, thành viên Ban Chỉ đạo.

Khẩn trương sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã

Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả",đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để triển khai Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.

Dự kiến tên gọi của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong số 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay, có 11 đơn vị không thực hiện sáp nhập, 52 đơn vị còn lại sáp nhập, hợp nhất thành 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.  

Tin cùng chuyên mục

Triển khai nhận diện sinh trắc học tại sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra vận hành Nhà ga T3, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; dự Lễ công bố và thực hiện nghi thức triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ thủ tục lên tàu bay - Công trình quan trọng khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 102 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ngày 18/4, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X tổ chức Kỳ họp thứ hai mươi (kỳ họp chuyên đề), quyết định các Nghị quyết đảm bảo theo quy định của Trung ương về tiến độ sắp xếp bộ máy các đơn vị hành chính các cấp và các nội dung đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thành phố cho sự phát triển kinh tế-xã hội theo thời gian tới. Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng dự Kỳ họp.

WB quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh có buổi tiếp, làm việc với bà Mariam Sherman - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Lào, Campuchia.Tại buổi làm việc, bà Mariam Sherman nhấn mạnh, WB rất quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, nhất là hạ tầng giao thông.

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14-15/4, trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng với tiêu đề “Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm. Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, các chuyên gia, học giả Trung Quốc đều nêu bật nội dung và ý nghĩa bài viết, cũng như việc lần đầu tiên Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng đăng trên Nhân dân nhật báo.

"Ngày Việt Nam" đưa tâm hồn Việt đến trái tim Nga

Những nét văn hoá nổi bật của hai nước Việt Nam và Nga được đan xen nhau trong chương trình truyền thống Ngày Việt Nam vừa diễn ra tại Đại học Tài chính Nga (FA), như tên gọi của chương trình “Tâm hồn Việt trong trái tim Nga: Đậm nét truyền thống”.

50 năm Thống nhất đất nước: Học giả Brazil đánh giá thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam

Thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là đánh giá của nhà báo và nhà sử học Pedro de Oliveira - Tổng Thư ký Hội hữu nghị Brazil - Việt Nam.