Lan tỏa những tấm gương đồng bào vùng cao làm kinh tế giỏi
Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, luôn sáng tạo trong cách làm, những năm qua, nhiều tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Yên Bái giúp nhau cùng thoát nghèo, vươn lên làm giàu ở địa phương còn nhiều khó khăn này.
Mô hình nuôi nhốt gia súc của gia đình anh Sùng A Nủ ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
Ảnh: TTXVN phát

Vượt khó, tự lực vươn lên làm giàu

Việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc miền núi tạo động lực, khuyến khích sản xuất kinh doanh ở nhiều địa phương vùng cao của tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, qua đó xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong lao động sản xuất, với quyết tâm vượt khó, dám nghĩ dám làm, thành công nhờ phát huy thế mạnh từng địa phương.

Sau nhiều năm học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, anh Sùng A Nủ ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại tập trung để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi. Đến nay, cơ sở của anh Sùng A Nủ có hơn 50 con trâu, bò và đàn lợn lai rừng gần 300 con, doanh thu gần 4 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động.

Chủ tịch UBND xã Lao Chải Giàng A Lử cho biết, cơ sở chăn nuôi của Sùng A Nủ là mô hình điểm, truyền cảm hứng thực tế cho người dân trong xã học tập. Để giảm nghèo bền vững cho đồng bào vùng cao, rất cần những tấm gương như Sùng A Nủ.

Khai thác lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, gia đình ông Thào Nhà Của ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải đầu tư trồng 1,3 ha cây hồng giòn và nuôi hàng vạn con gà đen dưới tán cây cho thu hoạch trên 3 tấn quả và 2,5 tấn thịt gà thương phẩm mỗi năm, lợi nhuận hơn 1,5 tỷ đồng.

Sản xuất trang phục truyền thống dân tộc Mông tại vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái). 
Ảnh: TTXVN phát

Nhận thấy nhu cầu trang phục dân tộc trong hoạt động du lịch, biểu diễn nghệ thuật ngày càng cao cùng mong muốn góp sức bảo tồn và quảng bá những giá trị văn hóa dân tộc, từ một cơ sở sản xuất trang phục dân tộc thủ công, chị Giàng Thị Mỷ ở thôn Suối Xuân, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu mạnh dạn đầu tư trên 10 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng quy mô, doanh thu nhiều tỷ đồng mỗi năm.

Chị Giàng Thị Mỷ chia sẻ, nhờ đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại cùng việc liên kết, hợp tác với những nhà thiết kế chuyên nghiệp, đến nay, mẫu mã các sản phẩm may, thêu truyền thống phong phú hơn, kiểu dáng đặc sắc hơn, mang đậm nét riêng của người Mông ở nhiều vùng miền. Do vậy, trang phục dân tộc của gia đình chị đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố và đang vươn ra thị trường nước ngoài.

Cơ sở sản xuất trang phục dân tộc truyền thống người Mông của gia định chị Giàng Thị Mỷ ở thôn Suối Xuân, xã Phình Hồ (Trạm Tấu, Yên Bái).
Ảnh: TTXVN phát

Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái Đỗ Quang Vịnh cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ nâng cao thu nhập, chăm lo cải thiện cuộc sống người dân, cần có thêm cơ chế ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện để các tấm gương làm kinh tế giỏi mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nhanh chóng lan tỏa, nhân rộng mô hình thực tế này, từ đó phát huy nội lực, khơi dậy khát vọng, ý tưởng vươn lên làm giàu, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững cho người dân vùng cao.

Đoàn kết giúp nhau cùng thoát nghèo

Từ nghèo khó trở thành tỷ phú, ông Bàn Văn Minh ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên đang sở hữu trên 50 ha quế. Chỉ tính riêng tỉa cành, tỉa cây cho gia đình ông thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.

Từ nhiều năm trước, hiểu rõ hơn ai hết nỗi vất vả do nghèo đói, ông Minh là người đầu tiên mang giống quế lai về trồng và tích cực tuyên truyền, vận động bà con trong bản kiên trì trồng quế.

Bí thư Đảng ủy xã Tân Hợp Trần Văn Tặng cho biết, đến nay, 100% người dân Làng Câu đều trồng quế. Nhờ có vùng nguyên liệu tập trung cho sản lượng khai thác hằng năm lớn mà một số nhà máy chế biến được đầu tư tại đây, có cơ chế liên kết lâu dài với hộ trồng quế, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhiều lần so trồng loại cây trồng khác. Đạt được thành quả này có sự đóng góp rất lớn của gia đình ông Minh.

Lập nghiệp từ việc chăn nuôi lợn đen bản địa, vừa làm vừa học hỏi kiến thức và đúc rút kinh nghiệm, đến nay, cơ sở chăn nuôi của anh Sùng A Páo ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải có vài chục lợn nái và hàng trăm con lợn thịt, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, hằng năm, anh Sùng A Páo nhận giúp đỡ 2 hộ nghèo nhất trong xã bằng việc cho từ 2 - 4 lợn con làm giống.

Nhà ngô Màng Mủ của gia đình anh Giàng A Súa, xã Mồ Dề (Mù Cang Chải, Yên Bái) là điểm check-in ấn tượng với nhiều du khách.
 Ảnh: TTXVN phát

Không chỉ giúp đỡ con giống, anh Sùng A Páo tích cực vận động bà con trong bản xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt gia súc, gia cầm và cách ly với khu vực nhà ở, đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, anh Sùng A Páo tự mình thành lập nhóm nuôi lợn đen bản địa nhằm chia sẻ kinh nghiệm hay, giúp phổ biến kiến thức và thông tin thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người nuôi.

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên chia sẻ, anh Sùng A Páo là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ, không chỉ biết làm giàu chính đáng mà còn giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo về vốn, giống, kỹ thuật, vật tư cùng vươn lên thoát nghèo... đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của địa phương.

Ở các địa phương khác, nhiều người dân tộc thiểu số bằng ý chí quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ trở thành điển hình trong phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương.

Vườn chè Shan tuyết trên 70 năm tuổi của gia đình ông Lò Tiến Thành, xã Gia Hội (Văn Chấn, Yên Bái). 
Ảnh: TTXVN phát

Các điển hình như, ông Lò Tiến Thành, xã Gia Hội, huyện Văn Chấn sản xuất chè Shan tuyết, mỗi năm doanh thu trên 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho 14 thành viên; ông Hờ A Di, bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải phát triển mô hình chăn nuôi và du lịch cộng đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động; ông Sùng A Tủa, xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, người sở hữu khu nghỉ dưỡng Homestay Laucamping thu hút hàng chục nghìn lượt khách mỗi năm, tạo việc làm cho hàng trăm thanh niên địa phương...

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái Giàng A Câu cho rằng, những tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi tạo lan tỏa mạnh mẽ, thay đổi nếp nghĩ cách làm, là minh chứng thuyết phục nhất khi thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân đầu tư, phát triển kinh tế. Từ đó, đóng góp tích cực vào công cuộc giảm nghèo bền vững, tạo tiền đề chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, khơi dậy khát vọng vươn lên của đồng bào vùng cao Yên Bái trong giai đoạn mới./.

Tin liên quan

Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Nguyện học tập và noi gương Bác

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công an phối hợp tổ chức chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”. Đây là chương trình giao lưu thường niên nhằm tôn vinh, cổ vũ các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal

Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp. Với số lượng 2,2 tỷ người tiêu dùng từ thị trường này, các ngành hàng nông sản Việt Nam như được rộng cửa giao thương thế giới.

Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên trung ương khóa XIV

Chiều 25/11, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Bế giảng lớp Bồi dưỡng cập nhật, kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng. 

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung ương đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng.

Truyền thông Campuchia ca ngợi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã rời thủ đô Phnom Penh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP-11).

Nâng cấp Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Malaysia: Động lực to lớn cho cả hai nước

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21-23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur đã có cuộc trao đổi với ông Collins Chong Yew Keat - chuyên gia phân tích về Ngoại giao và An ninh, trường Đại học Malaya.

Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung

Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.