Lòng tin thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao (11/7/1995 – 11/7/2025 theo giờ Mỹ, tức 12/7/1995 - 12/7/2025 theo giờ Việt Nam), Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, giảng viên cao cấp về chính trị và quan hệ quốc tế, học giả Fulbright thường trú tại Đại học Mỹ (AU) đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Washington về những bước phát triển trong quan hệ giữa hai quốc gia từng là cựu thù này và triển vọng hợp song phương trong thời gian tới.

Về những yếu tố then chốt góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam – Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng lòng tin là yếu tố quan trọng nhất trong 30 năm qua. Nếu không có lòng tin thì khó có thể có được mối quan hệ thực chất như hiện nay và lòng tin đó được phát triển và xây dựng trên cơ sở quyết tâm vượt qua và giải quyết được những di sản chiến tranh. Ông nhận xét: “Cho đến nay, dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ được 30 năm, đã đạt tầm mức ngoại giao là đối tác chiến lược toàn diện, nhưng vấn đề giải quyết di sản chiến tranh vẫn là nền tảng và vẫn là cơ sở để tạo dựng lòng tin. Tôi phải nhấn mạnh yếu tố đó, bởi vì tại Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều nạn nhân của chất độc da cam, còn rất nhiều bom mìn, còn rất nhiều những khu vực chúng ta cần phải xử lý chất độc da cam”. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng nếu không giải quyết dứt điểm vấn đề di sản chiến tranh, lòng tin – nền tảng của quan hệ Việt – Mỹ – sẽ bị ảnh hưởng. Ông kỳ vọng Mỹ sẽ nối lại đầy đủ các chương trình hỗ trợ, qua đó củng cố lòng tin và thúc đẩy quan hệ song phương phát triển bền vững.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, yếu tố thứ hai là hợp tác phát triển kinh tế, đóng vai trò là trụ cột trong quan hệ hai nước. Đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam sẽ là yếu tố để tăng cường quan hệ hai nước. Ngoài ra, còn những yếu tố khác như hợp tác quốc phòng, hợp tác chính trị và ngoại giao, kể cả trong những vấn đề ngoại giao song phương và đa phương. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho biết trong quá trình làm nghiên cứu, phỏng vấn, trao đổi với các học giả của Mỹ, ông thấy một tâm lý và một quan điểm rất lạc quan về quan hệ Việt - Mỹ, từ chính giới của Mỹ, từ cấp học giả đến các nghị sĩ trong Quốc hội cũng như các quan chức trong Bộ Ngoại giao. Ông nhấn mạnh: "Họ nói rất tích cực về quan hệ Việt - Mỹ”.

Về triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam – Mỹ trong thời gian tới, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, sự phát triển của quan hệ song phương cần bắt nguồn từ nhận thức và nhu cầu thực chất của cả hai phía. Theo ông, điều quan trọng là Việt Nam nhìn nhận vai trò, vị trí của Mỹ ra sao trong tổng thể chính sách đối ngoại và lợi ích an ninh quốc gia; đồng thời, Mỹ cũng cần xác định rõ Việt Nam đóng vai trò gì trong chiến lược và lợi ích quốc gia của họ. Mối quan hệ này, vì vậy, phải được định hình từ nhu cầu thực tế và tầm nhìn chiến lược của cả hai bên.

The ông, không phải ngẫu nhiên mà từ những năm 1930 Mỹ đã coi mình là một cường quốc của Thái Bình Dương. Mỹ xác định khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có ý nghĩa, vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và sự phát triển thịnh vượng của mình. Quan điểm này được nối tiếp từ chính quyền Tổng thống Barack Obama sang chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên, rồi chính quyền Tổng thống Joe Biden và bây giờ là chính quyền Tổng thống Trump đương nhiệm. Ông nhấn mạnh Mỹ thấy rõ vai trò của Việt Nam ở vị trí trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động nhất.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Hồng Hải, sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân. Ngoài ra, không thể bỏ qua vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á và rộng lớn hơn là trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trên cơ sở đó, nhà nghiên cứu bày tỏ lạc quan về triển vọng quan hệ hai nước trong tương lai./.

Ngọc Quang – Hồng Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Quan hệ Việt - Mỹ tiến tới tầm cao mới trên nền tảng chiều sâu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau

Nhân kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ (1995 - 2025), Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Washington về ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện, cũng như những lĩnh vực hợp tác mà hai nước có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất trong thời gian tới.

Phiên họp thứ nhất Hội đồng Bầu cử quốc gia

Sáng 9/7, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Bầu cử quốc gia tổ chức Phiên họp thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia chủ trì phiên họp.

Việt Nam thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện về quyền con người trong ASEAN

Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, ngày 8/7, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58) đã khởi động với hai hoạt động quan trọng là Đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ). Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hoạt động.

30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai

Năm 2025 là một cột mốc đặc biệt đánh dấu 30 năm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ song phương (11/7/1995 – 11/7/2025 theo giờ Mỹ, tức 12/7/1995 đến 12/7/2025 theo giờ Việt Nam), đồng thời đánh dấu 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Trả lời phỏng vấn TTXVN tại Washington, ông Brian Eyler - nghiên cứu viên cao cấp, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, có trụ sở tại Washington, cho rằng trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.

Dấu son 2 cấp

Ngày 1/7/2025 ghi dấu thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc khi cả nước đồng loạt vận hành chính thức bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố. Quyết định “sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, kiến tạo, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ, để mọi lợi ích thuộc về nhân dân.

Lựa chọn kỹ càng cho đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Chính phủ đang quan tâm đến việc khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhưng việc lựa chọn doanh nghiệp đủ tài lực cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Phim tài liệu về 5 làng nghề Việt Nam thu hút khán giả Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong những ngày này, trong khuôn khổ Festival Vietnam đang diễn ra tại Lorient - thành phố phía Tây nước Pháp, bộ phim tài liệu “Những bàn tay giữ lửa truyền thống” kể về 5 làng nghề thủ công của Việt Nam chiếu tại rạp Cineville đã thu hút rất đông khán giả Pháp tới xem khi phòng chiếu phim thường xuyên không còn chỗ trống. Trước đó, trong khuôn khổ Tuần Việt Nam diễn ra tại thành phố Saint-Herblain vào cuối tháng 6, bộ phim này cũng đã được công chiếu tại rạp Lutetia với lượng khán giả đông đảo.

Tôn vinh tiếng Việt: Gieo mầm yêu tiếng mẹ

Theo phóng viên TTXVN tại Praha, tại Trung tâm Thương mại Sapa, Cộng hòa Séc, lễ khai giảng lớp tiếng Việt Hè 2025 đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầm ấm. Sự kiện thu hút sự tham dự của đông đảo đại biểu, phụ huynh và các em học sinh, những mầm non mang trong mình tình yêu với tiếng Việt và văn hóa dân tộc.

Liên hoan phim Việt Nam tại Anh: Lan tỏa văn hóa dân tộc qua điện ảnh

Liên hoan phim Star Nhà Ease, sự kiện điện ảnh Việt Nam duy nhất tại Vương quốc Anh, vừa khai mạc mùa thứ hai tại rạp Rich Mix, Shoreditch, London. Sự kiện không chỉ là dịp tôn vinh di sản điện ảnh Việt Nam mà còn là cầu nối văn hóa cho cộng đồng người Việt tại xứ sở sương mù. Liên hoan năm nay đặc biệt tập trung vào thời kỳ Đổi Mới, mang đến những tác phẩm điện ảnh hiếm có và chưa từng được trình chiếu tại Anh.