Lúa gạo Việt thành công từ giống tốt
Đóng góp thành tựu lớn cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam phải kể đến những thành công trong nghiên cứu giống.
Để lúa gạo tiếp tục phát huy lợi thế cần có những định hướng mới trong nghiên cứu chọn tạo giống trong bối cảnh mới.
Vũ Sinh/TTXVN

Các giống lúa Việt Nam chọn tạo được chuyển giao và ứng dụng đạt 85%, gạo đạt 89% chất lượng cao. Để lúa gạo tiếp tục phát huy lợi thế cần có những định hướng mới trong nghiên cứu chọn tạo giống trong bối cảnh mới. Nhưng để các giống mới có cơ hội ra thị trường sớm cũng cần tháo gỡ nhiều nút thắt.

Nói về thành công của ngành hàng lúa gạo Việt Nam, ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đánh giá, đó là sự nỗ lực của cả một chuỗi từ nghiên cứu, sản xuất, thương mại, đưa những hạt giống tốt đến tay người nông dân.

Từ nhu cầu thực tiễn, ông Cao Đức Phát cho rằng, nghiên cứu giống lúa phải đi theo hướng để người nông dân trồng bán được giá cao hơn. Đó là nghiên cứu giống cho chất lượng gạo cao hơn và thích nghi với biến đổi khí hậu. Đồng thời, có những giống lúa đứng vững trên đồng ruộng trong mọi tình huống, có năng suất, chất lượng và giảm phát thải cũng như thời gian sinh trưởng của cây lúa.

Tại IRRI, về dinh dưỡng của lúa gạo, đơn vị này đang nghiên cứu các giống lúa với hàm lượng đường huyết GI thấp, phù hợp cho người mắc hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường. Hiện nay giá bán gạo chống tiểu đường là 1.800 USD/tấn, trong khi giá gạo thường xuất khẩu khoảng 500 - 600 USD/tấn.  Bên cạnh đó, IRRI cũng nghiên cứu để tạo ra các giống lúa có hàm lượng protein cao hơn. Cùng đó là  khả năng chịu hạn, chịu mặn, chịu úng và nhiều đặc tính nữa có thể khai thác.

GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, ngành hàng lúa gạo của Việt Nam đã phát triển vượt bậc nhờ ba thành tựu lớn. Đó là sự đa dạng hóa về các bộ môn trong lĩnh vực di truyền thực vật; nguồn lực cán bộ nghiên cứu hiện không thua kém gì các nước trong khu vực và ngành công nghiệp hạt giống trong nước đang phát triển mạnh mẽ.

"Doanh nghiệp nên đặt hàng nghiên cứu cho các viện vì mỗi doanh nghiệp có nền tảng giống, năng lực và mục tiêu đầu tư khác nhau. Khi doanh nghiệp đầu tư từ giai đoạn nghiên cứu, sản phẩm mới có thể đáp ứng tốt nhất mục tiêu kinh doanh", ông Nguyễn Hồng Sơn cho hay.Bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) cũng khẳng định: Doanh nghiệp chính là "cánh tay nối dài" của các cơ sở nghiên cứu. Doanh nghiệp sẽ đưa các giống lúa tốt vào thực tiễn nhanh hơn và lan tỏa hơn.

Để các giống mới có cơ hội ra thị trường sớm cũng cần tháo gỡ nhiều nút thắt.
Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Tuy nhiên, hiện nay các hình thức hợp tác công – tư (PPP) giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu đang gặp khó bởi Nghị định số 70/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Quy hoạch việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp không có quyền sở hữu các giống lúa dù có đóng góp vào quá trình nghiên cứu.

Theo bà Trần Kim Liên, quy định là không được chuyển giao giống độc quyền sẽ rất khó để phát triển hợp tác công – tư. Bởi, khi giống được công nhận và tất cả doanh nghiệp đều chờ chuyển giao thì  sẽ gây ra sự chậm trễ khi đưa giống mới vào thực tiễn và việc huy động nguồn lực sẽ rất khó.

"Ngoài ra, tất cả các hợp đồng "mua đứt bán đoạn" giống cây trồng trước năm 2018 cũng đang gặp khó khăn trong việc gia hạn hưu hành, có thể dẫn đến nguy cơ mất giống", bà Liên cho hay.

Bà Trần Kim Liên đề nghị: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành danh mục về giao quyền giống cho doanh nghiệp. Đồng thời, công khai việc chuyển giao công nghệ để doanh nghiệp có điều kiện, nhu cầu sẽ tham gia. Như vậy, doanh nghiệp sẽ là "cánh tay nối dài" của các viện nghiên cứu. Bộ cũng cần sớm có hướng dẫn về hợp tác công – tư để huy động nguồn lực xã hội vào nghiên cứu giống lúa.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thừa nhận: Nghị định 70/2018/NĐ-CP ra đời đúng là rất khó để các viện nghiên cứu chuyển giao giống cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ đã tháo gỡ được những nút thắt đó. Khi đăng ký bảo hộ giống thì chủ sở hữu được quyền sở hữu giống đó.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, thực hiện Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành; Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành, Bộ sẽ ưu tiên cao nhất cho sản xuất giống chất lượng cao; sản phẩm chủ lực xuất khẩu, sản xuất giống có năng suất, chất lương cao, có khả năng chống bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu./.

Tin liên quan

Lan tỏa những tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt ra thế giới

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, từ 12-20/7, tại Indonesia diễn ra tuần lễ ẩm thực Việt ở khách sạn JW Mariot Jakarta với chủ đề "Hương vị Việt Nam”. Đây là lần đầu tiên những chiếc nón lá và các món ăn Việt Nam xuất hiện tại khách sạn 5 sao JW Marriott Jakarta, giữa thủ đô của đất nước Indonesia, có đông người Hồi giáo nhất thế giới, trong tuần lễ ẩm thực Việt.

Hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở huyện đảo Lý Sơn

Tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai nhiều giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Lý Sơn là huyện đảo đang được thụ hưởng các chính sách từ chương trình đã linh hoạt phân bổ nguồn vốn đầu tư, cải thiện điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, gia tăng giá trị sản xuất, giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng làm việc tại Điện Biên

Ngày 15/7, đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Điện Biên.

Tiểu ban Điều lệ Đảng, Đại hội XIV làm việc tại Đắk Lắk

Ngày 15/7, Đoàn khảo sát Tiểu ban Điều lệ Đảng, Đại hội XIV Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về kết quả công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng.

Thực hiện “5 đẩy mạnh” trong cải cách hành chính

Sáng 15/7, chủ trì Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện “5 đẩy mạnh”, góp phần khơi thông nguồn lực, giảm chi phí tuân thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Phiên họp được kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số trong ngành than

Những năm qua, công tác phát triển đảng viên trong lực lượng công nhân lao động ngành than là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ninh luôn được chú trọng. Số lượng, chất lượng đảng viên người dân tộc thiểu số ngày một cao. Từ đó giúp nâng cao sức lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng tổ chức, cơ sở đảng vững mạnh; xây dựng đội ngũ công nhân mỏ vừa hồng vừa chuyên.

Đừng coi cao tốc như ‘đường làng’

Gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường cao tốc mà đáng ra có thể tránh được nếu các tài xế liên quan không coi cao tốc như “đường làng”.

Hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở huyện đảo Lý Sơn

Tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai nhiều giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Lý Sơn là huyện đảo đang được thụ hưởng các chính sách từ chương trình đã linh hoạt phân bổ nguồn vốn đầu tư, cải thiện điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, gia tăng giá trị sản xuất, giúp người dân giảm nghèo bền vững.