Những tấm vải lanh hoàn thiện được mang ra chợ phiên. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Quá trình hình thành tấm vải lanh phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ. Trong đó có rất nhiều công đoạn khó, đòi hỏi sự nhẫn nại, bền bỉ từ việc trồng lanh, thu hoạch, giặt, phơi khô, tước vỏ cho đến se sợi, lên khung, dệt vải, nhuộm chàm, vẽ sáp ong... Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Người Mông ưa chuộng vải lanh, bởi nó có độ bền chắc, thông thoáng và không bị mốc. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Trước khi xe sợi người phụ nữ phải nối từng đoạn lanh lại với nhau, công việc đòi hỏi sự khéo léo và tỷ mẩn. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Nghề se lanh, dệt vải của người Mông được truyền từ đời này sang đời khác. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Khi cây lanh trưởng thành, đồng bào người Mông thu hoạch, đem phơi khô rồi tách vỏ xe sợi dệt vải may quần áo cho cả gia đình. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Se các sợi lanh thành con sợi lớn. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Sáp ong được đun trên bếp than dùng để vẽ lên vải lanh. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Công đoạn tước lanh thành các sợi nhỏ. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Công đoạn giã sợi lanh. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Khách du lịch tham quan, mua sắm các sản phẩm được dệt từ lanh. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Nghề se lanh dệt vải của đồng bào Mông ở Hà Giang
Nghề se lanh dệt vải là nét văn hóa độc đáo, gắn bó mật thiết với đồng bào Mông ở xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang) từ rấtlâu đời. Theo quan niệm của đồng bào dân tộcMông, vải lanh được coi là sự gắn kết bền chặt giữa con người và thế giới tâmlinh, thể hiện đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của đồng bào đã vượt quamọi khó khăn, khắc nghiệt của tự nhiên để xây dựng đời sống ngày càng tươi đẹp. Ảnh: TTXVN