Người Việt tại Lào gìn giữ truyền thống lễ Vu Lan
Với truyền thống văn hóa, hiếu nghĩa uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổ tiên, lễ Vu Lan từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của mỗi người dân Việt Nam. Dù sống ở đâu, trong nước hay ngoài nước, cứ đến dịp Rằm tháng 7 âm lịch, người Việt Nam đều mong muốn làm những việc có ý nghĩa thiết thực để tỏ lòng biết ơn, báo hiếu ông bà, cha mẹ. Truyền thống này hiện vẫn luôn được bà con cộng đồng người Việt tại Lào gìn giữ và duy trì.

Ngay từ sáng sớm, sau khi thủ đô Viêng Chăn vừa trải qua cơn mưa rào và ngoài trời vẫn còn mưa nặng hạt, bà Trần Thị Tuyết Anh, 69 tuổi, vẫn tự tay lái xe ô tô chở bà Nguyễn Thị Loan - một người bạn thuộc thế hệ thứ hai tại "đất nước Triệu Voi" đi chợ. Khu chợ mà hai bà tới có tên là Thongkhankham, là một trong những chợ lớn ở trung tâm thủ đô Viêng Chăn, có rất nhiều tiểu thương là người Việt bán hàng.

Sau khoảng gần 30 phút, khi đã mua sắm đủ những thứ cần thiết, bà Tuyết Anh và bà Loan trở về nhà. Trong căn bếp khá rộng rãi và gọn gàng, vừa đãi gạo bà Tuyết Anh vừa chia sẻ từ khi còn nhỏ, bà đã được bố mẹ đưa đi chợ và được dạy nhiều điều về những ngày lễ lớn của Việt Nam. Do vậy, cứ đến dịp này hằng năm, bà lại đi chợ và nấu những món chay để thắp hương tổ tiên. Theo bà Tuyết Anh, một mâm cỗ chay ở Lào gồm có nhiều món, như mì cuốn, đậu hũ, canh rong biển, nộm hoa chuối, mướp đắng kho đậu... và quan trọng nhất, đó là sự sum vầy của đầy đủ các thành viên trong gia đình để cùng nhau ăn bữa cơm chay giữa bộn bề cuộc sống. Qua đó, giúp các thế hệ trẻ hiểu rằng cho dù cuộc sống có vất vả và bận rộn, gia đình sẽ luôn là nơi để chia sẻ và để yêu thương, để gắn kết và đặc biệt, đây là dịp để các con, các cháu thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Lễ Vu Lan là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống tâm linh của dân tộc Việt Nam có từ nghìn đời, cần phải giữ gìn và phát huy, để lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Theo truyền thống hằng năm, cứ mỗi dịp Vu Lan, bà Tuyết Anh lại cùng các cháu và người thân trong gia đình quây quần bên nhau, thứ nhất là để thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và những người đã khuất; thứ hai là để cầu mong cho gia đình được bình an và những người đã khuất được siêu sinh tịnh độ.

Bà Nguyễn Thị Loan chia sẻ vào dịp lễ Vu Lan, ngoài làm mâm cơm chay cúng tổ tiên tại gia đình, bà còn dẫn con cháu đến chùa dâng hương, dâng hoa để bày tỏ tấm lòng thành kính với Đức Phật, thể hiện sự tri ân, tấm lòng thành kính biết ơn với tổ tiên ông bà, cha mẹ. Ngoài ra, lễ Vu Lan không chỉ dừng lại ở việc cúng lễ và đi chùa, mà còn là hướng đến làm những điều thiện, việc tốt cho xã hội.

Anh Trần Văn Lộc, em trai của bà Trần Thị Tuyết Anh, người cùng sum họp trong bữa cơm chay với gia đình, cho biết dù khá bận với công việc, nhưng cứ đến ngày này hằng năm anh không bao giờ quên đưa vợ và con tới nhà chị gái để cùng nhau làm cơm, cùng nhau trò chuyện, ôn lại các truyền thống phong tục của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống thường nhật trở lên hối hả, thì đây là dịp để mỗi người trong gia đình chọn lối sống chậm lại, biết yêu thương và sẻ chia với nhau nhiều hơn. Ngay sau lễ cúng gia tiên mọi người cùng quây quần, trò chuyện và thưởng thức những món chay do các thành viên trong gia đình làm,

Cháu Trịnh Thùy Dương, cháu họ bà Trần Thị Tuyết Anh, vừa tốt nghiệp lớp 12 và đang chuẩn bị sang Việt Nam học đại học, cho biết cháu cảm thấy lễ Vu Lan không chỉ là phong tục truyền thống tốt đẹp mà còn có ý nghĩa rất sâu sắc. Những người làm cha, làm mẹ luôn dành những tình cảm yêu thương nhất cho con cái nên các con, cháu cũng cần phải luôn ghi nhớ công ơn đó.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Lào, Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng Ban Điều phối Phật giáo Việt Nam tại Lào, Trụ trì Chùa Phật Tích thủ đô Viêng Chăn, cho biết chỉ có tấm lòng hiếu hạnh mới mãi là đóa hoa tươi thắm để tri ân công ơn sâu nặng của đấng sinh thành, hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già, là truyền thống tốt đẹp được gìn giữ từ nghìn đời nay của người dân Việt Nam, giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, để các thành viên trong gia đình được sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng và lòng biết ơn với các bậc sinh thành.

Theo Thượng tọa Thích Minh Quang, lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những lễ lớn của người theo đạo Phật, là ngày tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu cha mẹ và ông bà, tổ tiên. Với ý nghĩa đầy nhân văn đó, lễ Vu Lan luôn là một dịp để cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Lào nói riêng và người Việt Nam ở bất cứ đâu trên thế giới nói chung, cùng giáo dục các thế hệ tiếp nối về đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn, tinh thần tương thân tương ái, tô thắm thêm truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng chỉ có một cha và một mẹ, không bao giờ và cũng không có ai có thể thay thế được. Vì vậy, lễ Vu Lan là dịp để mỗi người yêu thương và chia sẻ nhiều hơn, để mùa Vu Lan mùa hiếu hạnh được trọn vẹn./.

Xuân Tú – Bá Thành

Tin cùng chuyên mục

Học giả Anh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam đang phát huy di sản của các thế hệ lãnh đạo đi trước

Di sản của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong công cuộc xây dựng Đảng và đất nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của tân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ông Kyril Whittaker, nhà nghiên cứu chính trị, lịch sử Việt Nam và đảng viên Đảng Cộng sản Anh (CPB) đã đưa ra nhận định trên trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Anh.

Dấu ấn Việt Nam tại lễ hội ẩm thực ở Malaysia

Ngày 18/8, ngày cuối cùng của sự kiện Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại và Lễ hội ẩm thực Malaysia -Việt Nam, hàng trăm du khách vẫn tiếp tục đổ về “MyTOWN shopping Centre” để tìm hiểu thông tin về du lịch giữa hai nước và thưởng thức ẩm thực Việt. Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, sự kiện do Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) và Công ty tổ chức sự kiện “DANG Production Bhd, Malaysia” đồng tổ chức.

Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc: Cội nguồn thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Chỉ trong khoảng hai tuần cuối tháng 8/1945, toàn thể dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhất tề nổi dạy giành chính quyền, để tự mình quyết định vận mệnh của dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là biểu tượng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh ấy không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả hợp thành của nhiều nhân tố.

Vai trò lãnh đạo của Đảng - Nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Tháng Tám năm 1945, chớp thời cơ “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta không phân biệt giàu nghèo, giai tầng, không phân biệt tôn giáo, xu hướng chính trị vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất”, giành chính quyền trên phạm vi cả nước, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo. Thắng lợi ấy cũng minh chứng cho bản lĩnh và trí tuệ của Ðảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn. 79 năm đã trôi qua, song Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn vẹn nguyên tầm vóc và giá trị lịch sử, là niềm tự hào thôi thúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Hào khí Cách mạng Tháng Tám qua những bài ca

Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là những trang sử hào hùng, những ký ức không thể nào quên của người dân Việt Nam. Những khoảnh khắc thiêng liêng ấy cũng đã được nhiều nhạc sĩ lưu lại trong những ca khúc cách mạng nổi tiếng sống mãi cùng lịch sử cách mạng Việt Nam. Giờ đây, mỗi độ thu về, nghe lại những khúc ca đi cùng năm tháng ấy, chúng ta như được sống lại không khí đấu tranh cách mạng sục sôi của cả dân tộc.

Phản bác các quan điểm sai trái về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm mươi lăm năm về trước (ngày 02/9/1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi, để lại nỗi tiếc thương vô hạn đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Trước lúc ra đi, Người để lại Di chúc thiêng liêng, kết tinh trong đó những điều cốt lõi về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng những tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong bản Di chúc vẫn là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Vậy mà, trong lúc toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức thi đua, phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người thì các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị lại ra sức chống phá, quy chụp, vu khống Đảng ta không thực hiện đúng Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thậm chí còn xuyên tạc cả những điều thiêng liêng mà Bác căn dặn trước lúc đi xa.

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII (tính đến 16/8/2024)

Ngày 16/8/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu bổ sung đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an làm Ủy viên Bộ Chính trị. Như vậy, tính đến 16/8/2024, Bộ Chính trị có 15 đồng chí Ủy viên.

Các đồng chí trong Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII (tính đến 16/8/2024)

Ngày 16/8/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu bổ sung Ủy viên Ban Bí thư 3 đồng chí gồm: Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; đồng chí Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Như vậy, tính đến 16/8/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII có 12 đồng chí Ủy viên.

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững

Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đã có hơn 21 triệu hộ được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất-kinh doanh. Qua đó giúp hơn 3,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hơn 4,2 triệu lao động vay vốn tạo việc làm; xây dựng hơn 13,2 triệu công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh, môi trường đến với người dân vùng nông thôn… Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, giảm nghèo từ 14,2%, năm 2011 xuống 2,93% cuối năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều).