Nhãn quan quân sự tài tình của Chủ tịch HCMinh
Một ngày sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, khi làm việc cùng đồng chí Tố Hữu về công tác tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Chiến thắng Pháp rồi, phải nhớ trước mặt ta còn có kẻ địch hùng mạnh hơn, hung ác hơn, đó là đế quốc Mỹ”.
Nhãn quan quân sự tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với tầm nhìn chiến lược sắc sảo và nhãn quan quân sự tài tình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã sớm vạch ra quyết sách để đối đầu với kẻ thù hùng mạnh, đó là "vừa đánh, vừa đàm", kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao. Là “tổng công trình sư” của cuộc kháng chiến, Người luôn “đi trước một bước”, chỉ đạo ta mở các mặt trận liên hoàn, sẵn sàng triển khai chiến đấu trên mọi mặt trận.

Đầu tiên là mở mặt trận trên không. Năm 1964, tới thăm Trung đoàn Không quân tiêm kích 921, Người đã dặn: chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trên thực tế, mặt trận trên không mà ta dày công chuẩn bị đã giành thế chủ động ngay từ ngày đầu, đặc biệt chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972 đã buộc Mỹ phải quay trở lại bàn đàm phán.

Tiếp đó là chủ trương mở mặt trận đánh Mỹ ở miền Nam với phương châm “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Những thắng lợi trên chiến trường miền Nam đã tạo cơ sở thực tiễn để đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao. Đặc biệt cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã có tác động quyết định, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và chấp nhận đàm phán vô điều kiện.

Thứ ba là mở mặt trận ngoại giao. Để chuẩn bị cho đàm phán, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo lựa chọn và bố trí đội ngũ cán bộ chiến lược cho cả chiến trường và mặt trận ngoại giao, như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, các đồng chí Nguyễn Thị Bình, Xuân Thủy, Nguyễn Duy Trinh, Lê Đức Thọ… Bác luôn theo sát quá trình đàm phán, căn dặn các cán bộ kiên định nguyên tắc độc lập, tự chủ nhưng cũng mềm dẻo về sách lược với tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Thắng lợi của Hiệp định Paris năm 1973 có thể coi là đỉnh cao của ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới là mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lược, phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự, tạo thế, tạo lực cho cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

Những chỉ dẫn của Người mãi còn giá trị và ý nghĩa về tư tưởng và phương pháp để xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó./.

Thu Hạnh (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

50 năm Thống nhất đất nước: Báo chí Campuchia đề cao sự thịnh vượng và hòa hợp của Việt Nam

Chiến thắng 30/4/1975 là một mốc son nổi bật trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là nhận định của nhà nghiên cứu Uch Leang - quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á-Phi và Trung Đông, Học viện Quan hệ Quốc tế Campuchia thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu Sinh viên Campuchia từng học tại Việt Nam (CAVA) - trong bài viết đăng tải ngày 21/4 trên báo Khmer Times của Campuchia, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam (30/4/1975-30/4/2025).

50 năm Thống nhất đất nước: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam cung cấp những bài học và kinh nghiệm quý giá

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), nhà báo, nhà sử học Gerhard Feldbauer, nguyên phóng viên của hãng thông tấn ADN đã có cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Đức, trong đó ông đưa ra những đánh giá về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30/4/1975 đối với Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Việt Nam, những thay đổi của Việt Nam sau 50 năm thống nhất, và khả năng vận dụng những yếu tố từ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào bối cảnh phát triển hiện nay.

50 năm Thống nhất đất nước: Hồi ức của nhà báo Hàn Quốc về những ngày trước khi Sài Gòn giải phóng

Ít ngày nữa là đến ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những ký ức về ngày 30/4/1975 lại ùa về, không chỉ với những người dân Việt Nam sống trong những tháng ngày hào hùng đó, mà còn với cả những người bạn ngoại quốc tận mắt chứng kiến những giờ phút lịch sử của cách mạng Việt Nam và thế giới.

50 năm thống nhất đất nước: Nhà báo Nga và bản tin chiến thắng đầy quyết đoán ngày 30/4/1975

Tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt, Trường các ngôn ngữ phương Đông thuộc Đại học quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) (Học viện các nước Á Phi, Đại học quốc gia Moskva MGU ngày nay) nhà báo Aleksey Sunnerberg đã cống hiến trọng đời mình cho Ban Tiếng Việt Đài Tiếng nói Moskva, sau này là Tiếng nói nước Nga, Sputnik ngày nay.

50 năm Thống nhất đất nước: Nguồn cảm hứng, động lực to lớn cho giai đoạn phát triển mới

“Là một người con đất Việt đang sinh sống và làm việc ở Australia, tôi cảm nhận rất rõ sự thay đổi mạnh mẽ và tích cực của Việt Nam sau 50 năm thống nhất”. Đây là nhận định của Giáo sư Nghiêm Đức Long, Giám đốc Trung tâm môi trường và nước thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Chủ tịch Hội trí thức và chuyên gia Việt Nam tại Australia (VASEA), trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney.

Chủ tịch nước Lương Cường: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để tạo sự đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ

Sáng 22/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 10, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã dự Hội nghị tiếp xúc cử tri tại các huyện Củ Chi và Hóc Môn để ghi nhận, tiếp thu ý kiến cử tri trước thềm Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại hai điểm cầu huyện Củ tri và huyện Hóc Môn.

Theo cánh trực thăng mang cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay trên bầu trời TP Hồ Chí Minh

Sáng ngày 22/4, bầu trời TP Hồ Chí Minh rực rỡ sắc đỏ của cờ Tổ quốc và cờ Đảng khi phi đội 10 trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) thực hiện chuyến bay hợp luyện chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Bảo tàng - địa chỉ đỏ trong những ngày tháng 4 lịch sử

Trong những ngày giữa tháng 4 lịch sử, không khí tại các bảo tàng ở TP Hồ Chí Minh trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Không gian lưu giữ tư liệu, hình ảnh về cả một thời kỳ đấu tranh giải phóng hào hùng của dân tộc đã trở thành một trong những địa chỉ đỏ để người dân, du khách trong và ngoài nước tìm đến, chiêm ngưỡng, trải nghiệm để thêm hiểu, thêm yêu văn hóa, lịch sử nước nhà.