Nông, lâm, thủy sản Việt Nam đã tới hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới
Ngày 30/8, tại Hà Nội, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Lễ kỷ niệm “30 năm hành trình chất lượng nông lâm thủy sản” (26/8/1994 – 26/8/2024).
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi lễ.
Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN

Tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, ngoài nhiệm vụ nâng cao giá trị xuất khẩu, NAFIQPM cần dành nguồn lực nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến người dân – những người trong hệ sinh thái sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm. Tư duy sản xuất nông nghiệp đang thay đổi liên tục, theo hướng đảm bảo vệ sinh, an toàn, chất lượng cho mọi tác nhân trong chuỗi. Song song với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thậm chí xử phạt những vụ việc mất an toàn thực phẩm, NAFIQPM còn phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân.Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng yêu cầu, NAFIQPM cần làm nổi bật hơn nữa vai trò “phát triển thị trường”. Bởi, thị trường là đích đến, nhưng cũng là yếu tố đầu vào, định hình, cơ cấu lại sản xuất. Với hệ thống rộng khắp cả nước, Bộ trưởng hy vọng, NAFIQPM sẽ trở thành một chỗ dựa vững chắc của doanh nghiệp, người dân.

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết: Sự lớn mạnh và trưởng thành của hệ thống quản lý chất lượng trong 30 năm qua đã tạo niềm tin mạnh mẽ và điểm tựa vững vàng cho người dân và doanh nghiệp trong bảo đảm nguồn cung nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Ngay sau khi thành lập, NAFIQACEN đã nhanh chóng hình thành hệ thống với trung tâm ở Hà Nội và 6 chi nhánh trực thuộc đóng tại các vùng trọng điểm nghề cá: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau với đầy đủ đội ngũ cán bộ kiểm nghiệm, thẩm định, thanh tra. Nhờ đó, đơn vị kịp thời tham mưu “nội luật hóa” các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Codex (cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng xây dựng) và yêu cầu của các thị trường xuất khẩu có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm tại thời điểm đó là: Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản…Lực lượng cán bộ đã trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực tự kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc nhận diện mối nguy gây mất an toàn thực phẩm và kiểm soát mối nguy quan trọng tại điểm tới hạn (HACCP). Đó là con đường nhanh nhất để các bên tham gia chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản tiếp cận được các thị trường lớn và có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm như Nhật, Mỹ, EU và các quốc gia khác.

Với nguồn lực của nhà nước đầu tư và các dự án hỗ trợ quốc tế đã giúp NAFIQPM nhanh chóng xây dựng được đội ngũ cán bộ kiểm nghiệm, thẩm định, thanh tra có trình độ chuyên môn sâu, cùng với hệ thống 6 phòng kiểm nghiệm với trang thiết bị có khả năng kiểm nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế.NAFIQPM đã đóng góp quan trọng trong bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; sự phát triển không ngừng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam và đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập, phát triển của đất nước.

Điều đó được chứng minh qua kết quả giám sát trên diện rộng cho thấy, mức an toàn thực phẩm năm 2023 đã được cải thiện đáng kể so với năm 2016. Đó là, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm gia tăng từ 91% lên 99%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm tăng từ 72% lên 92%; tỷ lệ mẫu lấy giám sát trên diện rộng đạt an toàn thực phẩm tăng từ 92,4% lên 97,4%.

Không chỉ kiểm soát tốt an toàn thực phẩm trong nước, NAFIQPM còn phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, nhất là các Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cập nhật thông tin thị trường, quy định mới của quốc gia nhập khẩu và chủ động đàm phán mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại để nông sản Việt ngày càng mở rộng xuất khẩu, định danh trên toàn cầu.Nhờ vậy, nông lâm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số sản phẩm, doanh nghiệp được xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm ngày càng nhiều, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng đạt mốc trên 53 tỷ USD năm 2023. Đặc biệt, trong 8 tháng năm 2024 ước xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40,08 tỷ USD (tăng 18,6% so với cùng kỳ). Đây là động lực quan trọng cho phát triển nông nghiệp nông thôn, sinh kế và đời sống nông dân.

Trong giai đoạn mới, ông Nguyễn Như Tiệp cho biết: NAFIQPM tập trung vào 4 “trụ cột” là: đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản; kích hoạt gia tăng chế biến trong từng chuỗi ngành hàng; chủ động đàm phán tiếp cận, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, truyền thông quảng bá phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Theo đó, NAFIQPM đã xác định 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm ưu tiên nguồn lực triển khai trong thời gian tới. Theo đó, nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện chính sách pháp luật đồng bộ, gắn kết công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến gia tăng giá trị với phát triển thị trường nông lâm thủy sản. Cùng đó, hai là hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho hoạt động chuẩn hóa chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm làm cơ sở xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực.

Bên cạnh đó, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật; ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến, mở rộng và phát triển thị trường nông lâm thủy sản. Đồng thời, chuyển mạnh phương thức quản lý dựa trên nguy cơ, kiểm tra, thanh tra đột xuất, phối hợp liên ngành nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố chất lượng, an toàn thực phẩm, gian lận thương mại tạo môi trường bình đẳng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản.

Ngoài ra, chủ động phối hợp với các đơn vị trong đàm phán, tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản. Cuối cùng là tăng cường cập nhật, phổ biến và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đáp ứng quy định của thị trường và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng./.

Tin liên quan

Gỡ 'thẻ vàng', giành 'thẻ xanh'

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản, các tỉnh ven biển phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng gồm Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể với quyết tâm cùng cả nước thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “thẻ vàng” trong năm 2024; đồng thời, thực hiện cấu trúc lại nghề cá theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho ngư dân, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Sử gia Brazil ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, nhà văn hóa lớn mà Người còn là một nhà dự báo thiên tài. Nhà sử học Pedro Da Oliveira, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Brazil-Việt Nam (ABRAVIET), đã nhận định như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ về những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người đi xa cách đây 55 năm. Ông cũng bày tỏ ấn tượng về những thành tựu Việt Nam đạt được trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Bộ Chính trị cho ý kiến vào các văn kiện

Sáng 30/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến vào các văn kiện: Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng; Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam và một số nội dung khác để chuẩn bị trình Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các ban đảng, các bộ, ngành có liên quan.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), sáng 30/8, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dự lễ viếng có: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Giao lưu điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng

Nhằm biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các điển hình tiên tiến; kịp thời cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân phát huy kết quả đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh Phong trào thi đua Quyết thắng; phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao, tối 29/8, Cảnh sát biển Việt Nam long trọng tổ chức Chương trình Giao lưu, tuyên dương điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024.

Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). Dự buổi lễ có các đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban bộ ngành Trung ương, thành phố Hà Nội và một số địa phương lân cận, cũng như đại diện lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh, các nhà khoa học, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, văn nghệ sỹ, doanh nhân, vận động viên, thanh niên, sinh viên, học sinh tiêu biểu trong cả nước.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguồn cổ vũ, động viên mạnh mẽ cho nhiều quốc gia trên thế giới

Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil vừa phối hợp với Đảng Cộng sản và Đảng Lao động Brazil tổ chức Hội thảo mang tên “Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan hệ Việt Nam - Mỹ Latinh” tại thủ đô Brasilia. Hội thảo nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tại Brazil, do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu, với sự tham gia của hơn 60 đại biểu đến từ Đảng Cộng sản Brazil, Đảng Lao động, Đảng Lao động dân chủ, nhiều nhà nghiên cứu, học giả, sinh viên và bạn bè yêu mến Việt Nam.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Văn kiện mang giá trị lịch sử và thời đại của Việt Nam và thế giới

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử có giá trị thực tiễn và lý luận sâu sắc không chỉ đối với Việt Nam mà với cả thế giới. Nhà sử học người Anh John Callow đã đánh giá như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Anh nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ.