Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8
Ngày 24/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp Phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024 để thảo luận, cho ý kiến đối với 8 nội dung, trong đó có 7 dự án, đề nghị xây dựng luật và 1 nội dung báo cáo. Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ xây dựng pháp luật tháng 8, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến đối với: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đề nghị xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi); Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý thuế; Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Đồng thời nghe, cho ý kiến về việc điều chuyển Trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng, Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng và Trường Cao đẳng nghề số 20 - Bộ Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng về trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, nửa nhiệm kỳ 2021- 2026 đã đi qua, nhờ sự nỗ lực lớn của toàn Đảng, toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của người dân và doanh nghiệp, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế nhiều chỉ tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng cơ bản đạt và vượt.

Tuy nhiên vẫn còn những chỉ tiêu cần sự tăng tốc, bứt phá trong gần nửa nhiệm kỳ còn lại mới đạt được; vẫn còn những nút thắt, vướng mắc về thể chế. Một trong những giải pháp để tăng tốc, đột phá là phải tháo gỡ được vướng mắc về pháp lý, hoàn thiện thể chế; tăng cường phân cấp, phân quyền, tránh cơ chế xin – cho, giảm chi phí tuân thủ của cơ quan, doanh nghiệp, người dân. Ngay Kỳ họp thứ 8 sắp tới của Quốc hội khóa khóa XV, Chính phủ trình 1 luật sửa nhiều luật và một số luật khác, nhằm tháo gỡ vướng mắc, huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực ngoài nhà nước cho phát triển.

Theo Thủ tướng, từ đầu năm 2024 đến nay Chính phủ đã tổ chức 7 Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược là xây dựng, hoàn thiện thể chế. Tại phiên họp này, Chính phủ xem xét 8 nội dung. Các nội dung rất phong phú, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, trong khi yêu cầu cao, thời gian có hạn. Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ khẩn trương hoàn thiện các Luật để trình Quốc hội theo đúng thủ tục, thời gian và đảm bảo chất lượng.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp chỉ đạo; bố trí nguồn lực, cán bộ có trình độ, tâm huyết cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế. Đặc biệt, các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải tham dự đầy đủ, có ý kiến tại các phiên họp xây dựng pháp luật theo quy chế làm việc của Chính phủ…

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của khát vọng độc lập dân tộc

Ngày 22/8, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina, phối hợp với Đảng Cộng sản Argentina, đã tổ chức Hội thảo mang tên “Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan hệ Việt Nam - Mỹ Latinh” tại Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo chủ nghĩa Marx (CEFMA) ở thủ đô Buenos Aires.

Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới

Ngày 22/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo Tổng kết 40 năm Đổi mới) đã tổ chức Phiên họp thứ tư.

Thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam ngày càng sâu sắc và thực chất

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 21/8, Tân Hoa xã đã đăng tải bài bình luận, với tiêu đề “Thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam ngày càng sâu sắc và thực chất”, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chọn Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức phản ánh tầm cao và tính chất chiến lược của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Một số kết quả giáo dục THPT năm học 2023-2024

Năm học 2023-2024, cả nước có 2.981 trường THPT. Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa đạt 97%, tỷ lệ trung bình phòng học/lớp đạt 0,94. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng 14,3%, đạt 49,6%. Cả nước có 2.993.731 học sinh THPT, tăng 106.166 học sinh so với năm học 2022-2023. Tỷ lệ tốt nghiệp toàn quốc vào khoảng 99,4%.

Củng cố nền tảng vững chắc cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc, phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Dương Đan Chí (Yang Danzhi) – Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu An ninh khu vực thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, và Tiến sĩ Thôi Chấn Hải (Cui Chenhai) – Viện trưởng Viện Đầu tư Xã hội Hong Kong (Trung Quốc) về kết quả chuyến thăm.

Năm học 2023-2024: 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS

Năm học 2023-2024, Tỷ lệ cấp xã và cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục cấp THCS là 100%; 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 (đạt tỷ lệ 100%); có khoảng 74,5% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, còn lại khoảng 25,5% học sinh tốt nghiệp THCS theo học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.