'Tỉnh an toàn giao thông' không chỉ dừng ở mô hình thí điểm
Tháng 9 năm ngoái, Bộ Công an đã chọn Bắc Ninh làm thí điểm xây dựng mô hình “Tỉnh an toàn giao thông”. Dù mới 1 năm triển khai thực hiện, nhưng mô hình "Tỉnh an toàn giao thông" ở Bắc Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao khi làm thay đổi bộ mặt trật tự an toàn giao thông của tỉnh, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
Sáng 22/9/2024, tại Bắc Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết 1 năm "Tỉnh an toàn giao thông”. Trong ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Bắc Ninh đã triển khai mô hình với cách làm, bước đi phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể, đạt những kết quả tích cực, làm thay đổi bộ mặt trật tự an toàn giao thông của tỉnh, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Ngay khi được chọn làm thí điểm, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 87-NQ/TU về xây dựng "Tỉnh an toàn giao thông" và triển khai đến từng cấp, ngành, đến tận các chi bộ, đảng bộ cơ sở, khu phố.

Ở thời điểm Nghị quyết số 87-NQ/TU chưa được ban hành, tình hình trật tự an toàn giao thông ở Bắc Ninh còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế: Hạ tầng giao thông chưa tương xứng với quy mô phát triển kinh tế - xã hội và mật độ phương tiện; còn nhiều bất cập về tổ chức giao thông; hình thành một số điểm ùn tắc giao thông, điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông; vi phạm về trật tự, an toàn giao thông còn xảy ra ở nhiều nơi, kể cả trên các tuyến đường thủy, đường sắt; vẫn còn tiềm ẩn tình trạng xe quá khổ, quá tải, vượt quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy khi tham gia giao thông; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông còn thấp…

Nhận thức rõ những tồn tại, bất cập, Bắc Ninh tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tỉnh đặt quyết tâm đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về Luật Giao thông đường bộ, sao cho phù hợp, hấp dẫn với từng nhóm đối tượng. Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm sự đồng bộ, liên thông, kết nối hài hoà các phương thức giao thông vận tải; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông; kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan bảo đảm trật tự an toàn giao thông tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Thực hiện mục tiêu phải làm thay đổi diện mạo trật tự an toàn giao thông, tỉnh lấy con người làm trung tâm, là trọng tâm, là chủ thể nhằm thực hiện hiệu quả mô hình “Tỉnh an toàn giao thông”; Khơi dậy niềm tự hào, hình thành đặc trưng "Văn hóa giao thông" của người Bắc Ninh; Khắc phục triệt để các bất cập trong tổ chức giao thông, quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, đào tạo lái xe, kiểm định phương tiện; Ứng dụng triệt để công nghệ trong xử lý vi phạm giao thông, trong đó phải tạo chuyển biến trước hết từ hệ thống chính trị, lan tỏa đến các tổ chức, doanh nghiệp, trường học, tổ dân phố, thôn xóm, các dòng họ, tôn giáo và nhân dân.

Có thể nói, đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời, bước đầu làm thay đổi bộ mặt trật tự an toàn giao thông của tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt, nếu như một số hạn chế, bất cập về trật tự an toàn giao thông tồn tại nhiều năm trước đây, thì khi thực hiện “Tỉnh an toàn giao thông”, Bắc Ninh đã khắc phục được. 

Cụ thể, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người dân có chuyển biến rõ nét, bước đầu hình thành thói quen, văn hóa giao thông của người Bắc Ninh. Công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông được đổi mới, hiệu quả; kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư. Trật tự công cộng được xử lý quyết liệt, tạo bộ mặt đường phố, lòng đường, vỉa hè thông thoáng, an toàn; tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương).

Phát động cuộc thi "Thanh thiếu nhi Bắc Ninh xây dựng Tỉnh an toàn giao thông năm 2024. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN

Những kết quả đạt được cho thấy, việc triển khai mô hình "Tỉnh an toàn giao thông" ở Bắc Ninh có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, được các cấp, các ngành và nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và đánh giá cao.

Nếu từng tỉnh, từng thành phố bảo đảm an toàn giao thông thì cả nước an toàn giao thông. Bởi vậy, từ hiệu quả bước đầu triển khai thí điểm ở Bắc Ninh, mô hình “Tỉnh an toàn giao thông” cần được nhân rộng ở nhiều tỉnh, thành phổ khác trên cả nước, có lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương. 

Muốn vậy, mô hình này cần được đánh giá một cách toàn diện, từ việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện, ứng dụng khoa học công nghệ, việc quản lý nguồn lực, công tác phối hợp thực hiện; ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông... Có như vậy mô hình “Tỉnh an toàn giao thông” phát huy được hiệu quả lâu dài, bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệp trong ứng phó với thiên tai

Kết luận Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 26 tỉnh, thành phố sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3, sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 5 bài học trong công tác dự báo, cảnh báo, lãnh đạo, chỉ đạo, truyền thông, huy động lực lượng, tổ chức thực hiện để làm tốt hơn khi xảy ra tình huống thiên tai phức tạp sau này.

Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong khuôn khổ Khoá họp thường kỳ lần thứ 57, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 27/9 đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam. Đoàn Việt Nam đã thông báo lập trường đối với các khuyến nghị UPR chu kỳ IV, đồng thời chia sẻ, cập nhật tình hình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, nỗ lực bảo đảm an toàn, ổn định cuộc sống và nhanh chóng khôi phục lao động sản xuất cho người dân trong và sau bão Yagi.

Việt Nam khẳng định vai trò của giáo dục quyền con người

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, nhân dịp tham dự Phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV trong khuôn khổ Khoá họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam, ngày 27/9 đã tham dự và phát biểu khai mạc cuộc toạ đàm quốc tế “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn”. Sự kiện do Việt Nam, Philippines, Australia và Italy đồng bảo trợ tổ chức, với sự điều hành của Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam, và sự tham gia các diễn giả là chuyên gia, đại diện của Việt Nam, Philippines, Australia và Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc.

Thông tin người đã mua nhà ở xã hội sẽ được công khai trên toàn hệ thống

Trước lo ngại trục lợi chính sách nhà ở xã hội khiến nguồn cung phân khúc này đã khan hiếm lại đi không đúng đối tượng, các chuyên gia cho rằng, điều này đã được hóa giải trong Nghị định số 94/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.

Tình hữu nghị thủy chung Việt Nam – Cuba mãi mãi trường tồn

Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục các hoạt động nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba, sáng 27/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez đã có cuộc gặp gỡ thân mật với các đại biểu hữu nghị nhân dân và thế hệ trẻ Cuba.

Nơi lưu dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến thăm tại CH Séc

Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 24/9 (giờ địa phương), Đại sứ Dương Hoài Nam cùng lãnh đạo Liên hiệp hội người Việt Nam tại châu Âu, Hội người Việt Nam tại CH Séc và các chi hội người Việt Nam tại Liberec đã có chuyến thăm làm việc với lãnh đạo thành phố Chrastava, CH Séc. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và có cuộc gặp gỡ với các thiếu sinh quân Việt Nam được cử sang học tập tại Tiệp Khắc vào tháng 7/1957.

Xúc tiến thương mại Việt Nam- Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại số

Sáng 26/9, trong khuôn khổ chương trình làm việc tại Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 3 (GDTE 2024) diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Việt Nam đã phối hợp với Sở Thương mại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và Alibaba.com tổ chức “Hội nghị Giao thương Xúc tiến Thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại số”.