Tỉnh Long An xúc tiến đầu tư và thương mại tại Pháp
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại tại châu Âu, ngày 13/11 tại thủ đô Paris đã diễn ra buổi Tọa đàm Thương mại Đầu tư Việt Nam - Pháp, với sự tham dự của ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, ông Christophe Bellanger - Phó Chủ tịch phụ trách quốc tế Phòng Công nghiệp và Thương mại vùng Paris Ile-de-France (CCI Paris Ile-de-France), cùng đông đảo khách mời.

Sự kiện do CCI Paris Ile-de-France, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và tỉnh Long An phối hợp tổ chức nhằm chia sẻ, thảo luận và tăng cường kết nối, mở ra các cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực giữa Pháp và địa phương này.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An cho biết nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An có vị trí chiến lược quan trọng, liền kề Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm chính trị - kinh tế năng động của Việt Nam. Nền kinh tế tỉnh tăng trưởng ổn định, quy mô kinh tế thứ 12 cả nước, là Top 2 địa phương có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất Việt Nam năm 2023 theo công bố của VCCI và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID); top 10 địa phương dẫn đầu về thu hút FDI với 1.367 dự án FDI, tổng vốn trên 12,5 tỷ USD. Đối với tỉnh Long An, Pháp là quốc gia thứ hai trong Liên minh châu Âu (EU) và thứ 12/41 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Long An, với 12 dự án, tổng vốn đăng ký trên 161 triệu USD, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực đóng tàu, sản xuất nước khoáng.

Ông Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh Pháp hiện là đối tác thương mại thứ 4, đối tác đầu tư thứ 2 của Việt Nam trong EU với nhiều nhà đầu tư lớn cùng nhiều dự án trải dài khắp Việt Nam. Đặc biệt là sau chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Pháp vào đầu tháng 10 vừa qua, Việt Nam và Pháp đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện, góp phần củng cố vững chắc những cơ sở, nền tảng trong quan hệ của Việt Nam với Pháp, khai phá thêm những dư địa, tiềm năng mới trong hợp tác, góp phần đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, phù hợp với tình hình mới. Kế thừa và phát huy nền tảng đó, tỉnh Long An chủ động tổ chức đoàn công tác đến Pháp và tham dự sự kiện này, với mong muốn xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác với các địa phương và doanh nghiệp Pháp trên các lĩnh vực, nhất là hợp tác phát triển kinh tế. Đại diện lãnh đạo tỉnh Long An nhấn mạnh: "Với dư địa hợp tác còn rất lớn, Long An tự hào là đối tác tin cậy, sở hữu những tiềm năng khác biệt và lợi thế cạnh tranh nổi bật, giúp lan tỏa giá trị bền vững. Tôi tin tưởng và mong rằng sau sự kiện này, hai bên sẽ tiếp tục kết nối tìm hiểu, mở ra cơ hội đầu tư, hợp tác giao thương, mang lại những kết quả thiết thực và tích cực trong thời gian tới”. Đại diện tỉnh Long An đồng thời cam kết luôn hỗ trợ và đồng hành cùng các nhà đầu tư, đảm bảo minh bạch, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, mang lại hiệu quả tối đa cho các dự án và đảm bảo lợi ích lâu dàicho các nhà đầu tư.

Tại diễn đàn, đại diện tỉnh Long An và CCI Paris - Ile-de-France đã giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu của mỗi bên. Hai bên đều bày tỏ mong muốn tăng cường phát triển hợp tác đầu tư và thương mại trong thời gian tới.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN, ông Christophe Bellanger, Phó Chủ tịch phụ trách quốc tế CCI Paris Ile-de-France khẳng định buổi trao đổi với lãnh đạo tỉnh Long An rất hữu ích. Ông cho rằng cũng như rất nhiều vùng miền khác ở Việt Nam, địa phương này có nhiều tiềm năng để phát triển hợp tác rất tốt như công nghệ, năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Ông cam kết: "Chúng tôi sẽ triển khai và giới thiệu các tiềm năng của tỉnh Long An, cũng như các tỉnh thành khác của Việt Nam, để thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Pháp, giúp họ có thể đầu tư vào địa phương này hoặc xuất khẩu các sản phẩm của họ sang thị trường Việt Nam nói chung và Long An nói riêng, góp phần tăng cường mối quan hệ Pháp- Việt Nam".

Về phần mình, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được cũng cho rằng tọa đàm là dịp để tỉnh Long An quảng bá hình ảnh, giới thiệu quy hoạch, định hướng và những lĩnh vực ưu tiên đầu tư của tỉnh tới CCI Paris Paris - Ile-de-France và qua cơ quan này truyền tải thông điệp của tỉnh đến các doanh nghiệp thành viên. Bí thư tỉnh Nguyễn Văn Được khẳng định: "Đây là cơ hội lớn để kêu gọi các nhà đầu tư Pháp và Liên minh châu Âu đến với Việt Nam nói chung và Long An nói riêng, phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tôi cho rằng năng lượng xanh, sạch là một trong những lĩnh vực tiềm năng cho phát triển hợp tác, ngoài ra còn có các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao khác cũng hứa hẹn nhiều triển vọng đầu tư trong thời gian tới".

Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc 2 ngày tại Pháp, đoàn lãnh đạo tỉnh Long An đã tới thăm và làm việc tại tập đoàn Soletanche Freyssinet, chuyên về xây dựng cơ sở hạ tầng. Đoàn công tác đã nghe lãnh đạo tập đoàn Pháp giới thiệu về cơ cấu và thế mạnh của tập đoàn, cũng như sự hiện diện tại Việt Nam. Thành lập năm 1943, tập đoàn Freyssinet chuyên cung cấp các giải pháp kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng. Công ty hoạt động tại hơn 60 quốc gia với 7.300 nhân viên, thực hiện hơn 10.000 dự án mỗi năm. Tại Việt Nam, Freyssinet có mặt từ năm 1991, đã tham gia nhiều dự án lớn trong lĩnh vực xây dựng cầu và hạ tầng kỹ thuật như cầu Thủ Thiêm 2, cầu Mỹ Thuận 2, cầu chữ Y, cầu An Đông, cầu Bãi Cháy và Cầu Cửa Đại.

Nhân dịp này, đoàn công tác tỉnh Long Anh cũng đã đến tham quan và tìm hiểu dự án xây dựng Metro Grand Paris Express, một dự án lớn của Vùng Paris nhằm giải quyết vấn đề giao thông của khu vực rộng lớn này. Đoàn đã lắng nghe những chia sẻ của phụ trách dự án, từ đó hiểu được phần nào những khó khăn, thách thức cũng như hiệu quả của các dự án giao thông công cộng đối với các địa phương.

Tại các buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được nhấn mạnh kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò đột phá chiến lược trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Giao thông đồng bộ, hiện đại thì lúc đó kinh tế mới phát triển nhanh, bền vững. Long An không chỉ tập trung mời gọi các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển công nghiệp, mà còn tìm kiếm các đối tác có công nghệ hiện đại để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, tạo động lực cho phát triển kinh tế và kết nối vùng. Ông Nguyễn Văn Được bày tỏ mong muốn các cơ quan hữu quan của tỉnh sẽ tiếp tục trao đổi với các đối tác Pháp để nghiên cứu, đề xuất các phương án hợp tác hiệu quả. Lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp có chuyên môn và uy tín triển khai dự án thành công, góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng và kinh tế địa phương./.

Nguyễn Thu Hà

Tin cùng chuyên mục

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về kinh tế (phần 3 và hết)

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng về kinh tế Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình: Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất. Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo)...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về kinh tế (phần 2)

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng về kinh tế Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình: Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất. Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo)...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về kinh tế (phần 1)

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng về kinh tế Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình: Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất. Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo)...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược cán bộ

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng Cán bộ. Tổng Bí thư nêu rõ giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn mới: Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được. Tăng cường tự đào tạo, tự bồi dưỡng, nhất là đối với yêu cầu của chuyển đổi số. Xây dựng cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trên cơ sở phân định rõ người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung với người phiêu lưu, liều lĩnh, viển vông, không thực tế; bảo vệ đối với những trường hợp nguy cơ rủi ro, sai sót từ sớm, ngay khi có kế hoạch, không để nhụt chí…

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược chống lãng phí

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng Chống lãng phí. Tổng Bí thư đề ra các giải pháp chiến lược những năm tới đó là: Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từ ban hành quy định của Đảng để nhận diện, chiến lược quốc gia, quy định của pháp luật và thực thi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng cả lĩnh vực”. Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí…

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược chuyển đổi số

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng Chuyển đổi số Tổng Bí thư khẳng định: Thực hiện cách mạng chuyển đổi số với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi do Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại, đưa đất nước đi tắt đón đầu phát triển vượt bậc. Bộ Chính trị sẽ sớm nghiên cứu, ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia để lãnh đạo thực hiện quyết liệt trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị.

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tổng Bí thư đưa ra các chủ trương chiến lược: Tiếp tục tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược về tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Tổng Bí thư khẳng định: Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN cần phải liên tục được hoàn thiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, phát huy dân chủ, vì con người, công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tổng Bí thư cũng đưa ra các giải pháp để đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp: Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội; luật hóa các quy định của Nghị định và Thông tư...