Dịch vụ đặt cỗ cúng Rằm tháng 7 ‘lên ngôi’

Dịch vụ đặt cỗ cúng Rằm tháng 7 ‘lên ngôi’

Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, mùa Vu Lan, Rrằm tháng 7 năm nay, tại các nhà hàng, bếp online, đơn đặt các món ăn, các set cỗ cúng, từ chay đến mặn “nổ” liên tục, nhiều cơ sở “bão” đơn hàng.
Cỗ chay trở thành xu hướng dịp cúng rằm tháng 7 năm nay

Cỗ chay trở thành xu hướng dịp cúng rằm tháng 7 năm nay

Rằm tháng 7 năm nay, lượng khách hàng đặt mua tại các cơ sở, bếp online tăng mạnh so với năm trước. Thực đơn đa dạng món ăn từ đồ chay đến đồ mặn, với nhiều phân khúc giá để khách hàng lựa chọn. Hãy cùng phóng viên báo Tin tức khám phá "thế giới cỗ chay" rất đa dạng, và không kém phần ngon miệng; dễ dàng chinh phục thực khách.
Y học cổ truyền Việt Nam tỏa sáng tại Hội thảo quốc tế ở Italy

Y học cổ truyền Việt Nam tỏa sáng tại Hội thảo quốc tế ở Italy

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, tại Hội thảo quốc tế về Y học tích hợp, các liệu pháp chăm sóc tự nhiên và cổ truyền, khoa học thực vật - diễn ra tại thành phố Milan, miền Bắc Italy trong các ngày 12-13/8, nhóm tác giả Việt Nam thuộc dự án nghiên cứu sản phẩm phòng và điều trị huyết khối từ thảo dược đã được mời trình bày báo cáo.
Vung Viêng, một trong những làng chài đẹp nhất thế giới

Vung Viêng, một trong những làng chài đẹp nhất thế giới

Vung Viêng là một làng chài nhỏ trên vịnh Hạ Long được du khách nước ngoài đặc biệt ưa chuộng. Theo thống kê của Ban Quản lý vịnh Hạ Long, từ đầu năm đến nay, Vung Viêng đã đón hơn 39.000 lượt du khách, trong đó, hơn 95% là du khách quốc tế. Vung Viêng được nhiều tạp chí du lịch quốc tế bầu chọn là một trong những làng chài đẹp nhất thế giới. 
Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hoá ẩm thực của Hà Nội. Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian.  
Nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm - Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm - Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Đan võng ngô đồng là một nghề thủ công truyền thống chứa đựng nhiều giá trị nhân văn của bao lớp cư dân trên đảo gắn bó máu thịt với đất trời, biển rừng, nhẫn nại, kiên trì, mềm mại, chắc chắc. Chiếc võng ngô đồng là một công trình nghệ thuật không chỉ ở hình thái kết cấu mà còn chứa đựng trong đó tình cảm của đất và người giữa đảo xa. Việc công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề đan võng ngô đồng là sự ghi nhận, tôn vinh nghề truyền thống, sự sáng tạo của cư dân địa phương trong việc tạo ra nghề và không ngừng đổi mới, sáng tạo, gìn giữ, lưu truyền, nhất là tạo nên những sản phẩm du lịch; góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, lòng hiếu khách, chân tình của cư dân vùng biển đảo. Tối 6/8/2024, tại xã đảo Tân Hiệp, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 và đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm do Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
Phở Nam Định - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Phở Nam Định - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 9/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL công bố đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức dân gian Phở Nam Định tỉnh Nam Định”. Nam Định hiện có khoảng 300 quán phở, nhiều nhất là thành phố Nam Định và huyện Nam Trực. Ba làng Vân Cù, Giao Cù, Tây Lạc ở xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực được xem là quê hương của phở Nam Định. Phở Nam Định có hương vị đậm đà hơn nhờ cốt nước mắm cá. Nước dùng phở được chế biến từ xương bò ninh nhừ với đầy đủ gia vị như hành khô, gừng nướng đập dập, thảo quả, hoa hồi, quế, đinh hương, hạt ngò gai, thanh quế... Phở bò Nam Định đậm hương thịt bò, phong vị mặn mòi từ nước mắm miền biển. Không có nước mắm ngon thì dẫu có cho bao nhiêu gia vị, mì chính cũng không thể cho ra hương vị phở Nam Định đúng điệu.
Mì Quảng - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Mì Quảng - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 9/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-BVHTTDL công bố đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức dân gian mì Quảng tỉnh Quảng Nam”. Mì Quảng được chế biến từ gạo xay, tráng thành từng chiếc bánh rồi dùng dao thái sợi để chế biến món ăn. Món mì này thường có màu trắng của gạo hoặc màu vàng của hạt dành dành hay nghệ vàng. Sợi mì dẹt, dày hơn so với mì ở các vùng khác. Mì sợi được thái đều và giữ được độ dai mềm khi còn nóng. Người dân xứ Quảng thường lựa chọn các nguyên liệu như thịt gà, heo, tôm, trứng cút, cua, thịt bò, thịt ếch, cá lóc để chế biến. Một bát mì Quảng có thể có một loại nhân thịt hoặc kết hợp của hai hay ba loại để tạo cho dư vị được đậm đà hơn.
“Cầu thang văn hóa” đặc biệt tại Hà Nội

“Cầu thang văn hóa” đặc biệt tại Hà Nội

Trong không gian của những nhà tập thể cũ ở phường Nghĩa Tân (Hà Nội), có một khu vực hơn 20 năm nay đã trở thành địa điểm giúp kết nối tình hàng xóm, góp phần nâng cao tri thức cho người dân cũng như bảo vệ khuôn viên cộng đồng. Đó không phải nhà văn hóa cũng không phải thư viện, mà nó có tên gọi rất đỗi thân thuộc - “cầu thang văn hóa”.
Thành tích 50 năm Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế IMO (1974 - 2024)

Thành tích 50 năm Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế IMO (1974 - 2024)

Năm 1974, ngay lần đầu tiên tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức, học sinh Việt Nam đã gây bất ngờ lớn với thành tích xuất sắc 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng. Kể từ đó đến nay, đội tuyển Việt Nam đã 48 lần tham gia các kỳ thi IMO, với 289 lượt học sinh, mang về 69 Huy chương Vàng, 118 Huy chương Bạc, 84 Huy chương Đồng và 3 Bằng khen.
Ninh Bình và Đà Lạt có tour lọt top trải nghiệm tuyệt vời nhất thế giới

Ninh Bình và Đà Lạt có tour lọt top trải nghiệm tuyệt vời nhất thế giới

Nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor đã công bố giải thưởng Travelers’ Choice Awards Best of the Best Things to Do. Trong đó, tour du lịch Ninh Bình bằng thuyền và xe đạp, tour trải nghiệm vượt thác và tham quan thác nước ở Đà Lạt lọt vào 25 hoạt động hấp dẫn nhất ở hạng mục Thiên nhiên và hoạt động ngoài trời.
Ngày đầu tuyến metro Nhổn chính thức đón khách

Ngày đầu tuyến metro Nhổn chính thức đón khách

Đúng 8h sáng nay, ngày 8/8, tuyến đường sắt đô thị trên cao Nhổn - Ga Hà Nội chính thức vận hành và phục vụ miễn phí người dân trong 15 ngày đầu tiên. Đây là tuyến đường sắt đô thị thứ 2 của thủ đô HN được vận hành thương mại sau 15 năm triển khai với nguồn vốn lên tới 35.000 tỷ đồng. Việc đưa vào khai thác tuyến metro này kỳ vọng sẽ tạo thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân thủ đô.
Khơi dậy khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sỹ

Khơi dậy khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sỹ

Sáng 08/8 tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và lãnh đạo các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương về tình hình văn học, nghệ thuật thời gian qua, phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
Nâng cao giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Singapore mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Nâng cao giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Singapore mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ Singapore và doanh nghiệp Singapore được đầu tư hơn nữa vào thị trường Việt Nam là mong muốn mà cả phía Việt Nam và Singapore đang thúc đẩy. Việt Nam rất tích cực tháo gỡ những vướng mắc để hỗ trợ các doanh nghiệp Singapore tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp Singapore đánh giá rất cao tiềm năng thị trường vốn của Việt Nam, song cũng mong muốn được tiếp cận nhiều hơn với những thông tin và quy định để biết cách và yên tâm đầu tư vào Việt Nam.
7 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp có nhiều điểm sáng

7 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp có nhiều điểm sáng

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 5/8/2024, đại diện Bộ Công Thương thông tin về tình hình phục hồi công nghiệp của nước ta trong 7 tháng qua có rất nhiều điểm sáng đáng ghi nhận như: Chỉ số PMI tháng 7/2024 ngành sản xuất đạt 54,7 điểm, tăng 4 tháng liên tục và là mức cao nhất kể từ tháng 11/2018; Tốc độ tăng sản lượng sản xuất công nghiệp tháng 7 cao hơn tháng 6 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2011; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) sau 7 tháng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, là mức lũy kế cao nhất kể từ tháng 2/2024 đến nay.