Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới với Vườn Quốc gia Cát Bà rộng gần 600 ha, là nơi bảo tồn nguồn gen đa dạng vì có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. Ảnh: Minh Đức - TTXVN Nhiều loại động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông). Ảnh: TTXVN phát Đầm Vân Long (Ninh Bình) vốn được mệnh danh là “vịnh không sóng” bởi dòng nước êm trôi, phẳng lặng như tấm gương lớn in nền trời. Ảnh Minh Đức - TTXVN Vườn Quốc gia Tà Đùng được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”, có giá trị về đa dạng sinh học bậc nhất tỉnh Đắk Nông nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Vườn có hơn 2.000 loài động, thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN Rừng ngập mặn Đầm Bấy, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN Một góc Công viên đá nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (Ninh Thuận). Vườn quốc gia Núi Chúa có hệ sinh thái rất phong phú, đa dạng. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN Cảnh thác đẹp như tranh vẽ tại khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng, điểm đến hấp dẫn đối với du khách muốn trải nghiệm thiên nhiên hoang dã. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN San hô ở vùng biển Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) rất phong phú với 350 loài, đặc biệt có 46 loài san hô mới được ghi nhận và phân loại tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN Cây di sản, điểm đến thu hút du khách đến Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) tham quan, tìm hiểu về môi trường rừng. Ảnh: Giang Phương - TTXVN Loài nhện Araneae sp tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (một trong hai vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng. Ảnh: TTXVN phát Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) có diện tích 25.000ha, tiếp giáp với 3 tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình và Hòa Bình. Vườn quốc gia Cúc Phương hiện là điểm thu hút khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm. Vườn quốc gia Cúc Phương có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Ảnh: Minh Đức - TTXVN Rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá (Thừa Thiên - Huế) có chức năng ngăn mặn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đất liền. Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN Vườn Quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định), là vùng ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước Quốc tế RAMSAR; được UNESCO công nhận là vùng lõi của Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới khu vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong anrh: Đàn chim mòng biển trên bờ biển Giao Hải, thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định). Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự đa dạng sinh học cao
12/07/2024 17:44 GMT+
Theo bảng xếp hạng về mức độ đa dạng sinh học trên thế giới năm 2024 của Trang World Population Review, Việt Nam đứng thứ 14 và là một trong 3 quốc gia Đông Nam Á được đánh giá cao về mức độ đa dạng sinh học. Bên cạnh hệ sinh thái rừng thì Việt Nam còn có nhiều kiểu hệ sinh thái khác như trảng cỏ, đất ngập nước nội địa, đồi cát, bãi bồi ven biển, cửa sông, bãi cỏ biển, rạn san hô và vùng biển sâu. Song song đó còn có các hệ sinh thái nhân tạo như đập nước, đất nông nghiệp, đô thị. Ảnh: TTXVN