Việt Nam-Singapore thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm kết nối giữa nhân dân và chính phủ
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 13/11, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ (MOU) Chương trình trao đổi với Hiệp hội Nhân dân (PA) Singapore, theo đó hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong giai đoạn 2024-2026.
Phát biểu tại lễ ký, ông Jimmy Toh- Giám đốc điều hành PA- nhấn mạnh việc hai bên ký MOU hợp tác là hoạt động hết sức có ý nghĩa vì các nội dung liên quan hướng đến lợi ích của cộng đồng và của người dân; những nội dung hai bên đã thảo luận trong cuộc làm việc tại Việt Nam năm 2023 đã được đưa vào MOU lần này và hy vọng qua việc trao đổi đoàn, hai bên sẽ phối hợp hiệu quả hơn nữa, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của hai bên và làm được nhiều việc ý nghĩa hơn cho cộng đồng.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch- Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhấn mạnh trong chương trình làm việc lần này, đoàn đã được đi thực tế, trao đổi kinh nghiệm tại trường Học viện NACLI và Trung tâm cộng đồng Punggol. Bà Nguyễn Thị Thu Hà hy vọng hai bên sẽ tổ chức thực hiện tốt những điểm quan trọng trong MOU để từ đó đóng góp vào mối quan hệ nhân dân giữa hai nước cũng như quan hệ đang ngày càng tốt đẹp giữa Việt Nam và Singapore.
Tiếp nối những thành tựu hợp tác giữa hai tổ chức theo MOU ngày 25/2/2022, hai bên đã nhất trí tiếp tục ký MOU giai đoạn 2024-2026 nhằm củng cố và thúc đẩy hơn nữa tình hữu nghị, sự hiểu biết và hợp tác giữa hai tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ của hai bên, phù hợp với quy định và pháp luật của mỗi nước và các điều ước quốc tế mà mỗi nước là thành viên, đóng góp vào sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, hướng đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới vì lợi ích chung của hai bên. Nội dung hợp tác bao gồm: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm (về kết nối, xây dựng cộng đồng, thực hiện tự quản, đoàn kết, tương trợ, vận động nhân dân tham gia quản lý xã hội; làm cầu nối giữa nhân dân và Chính phủ); Hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng kết nối, xây dựng cộng đồng; Tìm hiểu văn hóa, hình ảnh, con người của mỗi nước thông qua các ngày lễ nhằm quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam và Singapore tới nhân dân hai nước; Hợp tác trong các lĩnh vực khác cùng quan tâm, đảm bảo tuân thủ pháp luật và cam kết quốc tế của mỗi bên.
Theo MOU vừa được ký, các hình thức hợp tác phong phú như trao đổi đoàn cấp cao, chuyến thăm “Đào tạo giảng viên” ngắn hạn, phối hợp và ủng hộ nhau trên các diễn đàn đa phương, trao đổi tài liệu và ấn phẩm về quản lý xã hội và xây dựng cộng đồng…, sẽ giúp hai bên nâng cao chất lượng trao đổi kinh nghiệm cũng như tăng cường gắn kết. Hai bên nhất trí sau 2 năm sẽ đánh giá việc thực hiện MOU này và cùng nỗ lực tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác.
PA là một tổ chức theo luật định của Singapore được thành lập vào ngày 1/7/1960. Sứ mệnh của PA là khơi dậy và nuôi dưỡng sự tham gia của cộng đồng vì một Singapore đoàn kết và quan tâm. Mạng lưới của PA bao gồm 2.000 tổ chức cơ sở (GRO), hơn 100 Câu lạc bộ Cộng đồng cùng nhiều đơn vị khác.
Trước đó, cùng ngày, bà Nguyễn Thị Thu Hà cùng các thành viên trong đoàn đã tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore. Tại đây, bà Nguyễn Thị Thu Hà đã trao Thư cảm ơn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tới Đại sứ quán Việt Nam và Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore, tới gia đình Phó Giáo sư Vũ Minh Khương đã ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Đây là sự ghi nhận, tri ân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với những đóng góp ý nghĩa, sâu nặng tình cảm của cán bộ, cộng đồng người Việt Nam tại Singapore dành cho đồng bào trong nước, đồng thời cũng là bước thực hành hiệu quả “giao lưu nhân dân” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cộng đồng người Việt Nam tại Singapore, một cộng đồng hội tụ nhiều trí thức và lực lượng lao động trình độ cao, có tiềm năng đóng góp lớn, chất lượng cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc và phát triển đất nước./.
Theo Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, với tinh thần kiên cường và chiến lược hợp lý, Việt Nam đang trên hành trình chinh phục mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng về kinh tế Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình: Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất. Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo)...
Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng về kinh tế Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình: Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất. Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo)...
Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng về kinh tế Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình: Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất. Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo)...
Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng Cán bộ. Tổng Bí thư nêu rõ giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn mới: Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được. Tăng cường tự đào tạo, tự bồi dưỡng, nhất là đối với yêu cầu của chuyển đổi số. Xây dựng cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trên cơ sở phân định rõ người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung với người phiêu lưu, liều lĩnh, viển vông, không thực tế; bảo vệ đối với những trường hợp nguy cơ rủi ro, sai sót từ sớm, ngay khi có kế hoạch, không để nhụt chí…
Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng Chống lãng phí. Tổng Bí thư đề ra các giải pháp chiến lược những năm tới đó là: Đẩy mạnh phòng, chống lãng phí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từ ban hành quy định của Đảng để nhận diện, chiến lược quốc gia, quy định của pháp luật và thực thi trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng cả lĩnh vực”. Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí…
Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng Chuyển đổi số Tổng Bí thư khẳng định: Thực hiện cách mạng chuyển đổi số với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi do Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại, đưa đất nước đi tắt đón đầu phát triển vượt bậc. Bộ Chính trị sẽ sớm nghiên cứu, ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia để lãnh đạo thực hiện quyết liệt trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị.
Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tổng Bí thư đưa ra các chủ trương chiến lược: Tiếp tục tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động...
Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược về tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Tổng Bí thư khẳng định: Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN cần phải liên tục được hoàn thiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, phát huy dân chủ, vì con người, công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tổng Bí thư cũng đưa ra các giải pháp để đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp: Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội; luật hóa các quy định của Nghị định và Thông tư...