Chủ tịch nước thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - 30/4/1975, sáng ngày 28/4,Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng nhớ Người tại Nhà 67 trong khuôn viên Phủ Chủ tịch.
CTN THAM LANG CT

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp nén hương thơm, thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Bác Hồ đã luôn dành tình cảm nhớ thương đặc biệt đối với đồng bào và chiến sĩ miền Nam - những người "đi trước, về sau" luôn kiên cường, bất khuất, xứng đáng với danh hiệu "Thành đồng Tổ quốc". Nói đến miền Nam, Bác thường dùng những từ thắm thiết nhất. Bác gọi miền Nam là "máu của máu Việt Nam".

Trước lúc đi xa, trong Bản Di chúc, Bác đã dành tình cảm, niềm tin mãnh liệt cho đồng bào miền Nam, cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc. Người viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”.

Chiến tranh đã lùi xa 50 năm, đất nước đang trên đà phát triển hướng vào kỷ nguyên mới xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác hằng mong muốn./.

Tin cùng chuyên mục

Trọng dụng nhân tài theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Lịch sử cho thấy, trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước lại cần những người “đứng mũi chịu sào” phù hợp và đủ năng lực để giải quyết những vấn đề đặt ra của thời điểm đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu về nghệ thuật dùng người, quan tâm “chiêu hiền đãi sĩ”, luôn sáng suốt lựa chọn nhân tài, sử dụng người tài trong những hoàn cảnh cụ thể. Trường hợp của Cụ Huỳnh Thúc Kháng được giao Quyền Chủ tịch nước khi Bác Hồ sang Pháp năm 1946, với lời nhắn nhủ, gửi gắm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là một ví dụ điển hình. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, “những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều”.

Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” – Lan tỏa tầm vóc và ý nghĩa lịch sử Đại thắng mùa xuân 1975

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 27/4, Đài Truyền hình Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, thực hiện chương trình cầu truyền hình chính luận nghệ thuật với chủ đề “Vang mãi khúc khải hoàn” tại 3 điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Quảng Trị.

Hàng ngàn người tham dự Festival khinh khí cầu lớn nhất Việt Nam

Ngày 27/4, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức khai mạc Festival khinh khí cầu năm 2025. Chương trình quy tụ 50 khinh khí cầu tượng trưng cho 50 năm thống nhất đất nước. Đây là lễ hội khinh khí cầu quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương tham dự.

Mãn nhãn với buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.