50 năm quan hệ Việt Nam - Mexico: Lan tỏa những giá trị tốt đẹp
Một trong những sứ mệnh cốt lõi của truyền thông Mexico là lan tỏa những giá trị tích cực, nhân văn. Trong quá trình tác nghiệp, người làm báo Mexico luôn thấy những giá trị này mỗi khi viết về Việt Nam, đó là những câu chuyện của một dân tộc anh hùng, một đất nước giàu tiềm năng cùng khát vọng vươn lên. Đây là chia sẻ của ông Mouris Salloum George, Chủ tịch Hiệp hội Báo chí Mexico khi nhận Giải Nhì Thông tin Đối ngoại Toàn quốc lần thứ 10 do Đại sứ Việt Nam tại Mexico Nguyễn Văn Hải - thay mặt Hội đồng Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin Đối ngoại - trao tặng ngày 3/4 tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, phát biểu tại buổi lễ có sự tham gia của phái đoàn ngoại giao Việt Nam cùng đại diện cộng đồng báo chí sở tại, Chủ tịch Hiệp hội Báo chí Mexico Mouris Salloum George nhấn mạnh thông tin về Việt Nam không chỉ mang đến cho bạn đọc cái nhìn khách quan về một Việt Nam hùng cường, mà còn mang tính tham chiếu về bí quyết thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia nhỏ bé bước ra từ đống tro tàn chiến tranh.
Cảm ơn sự hỗ trợ của Đại sứ quán và các đồng nghiệp Việt Nam trong việc cung cấp thông tin khách quan phục vụ công tác chuyên môn, ông George – nhà báo đã thực hiện hàng chục tin bài về Việt Nam - bày tỏ quyết tâm duy trì những bài viết về Việt Nam nhằm lan tỏa những thông tin tích cực liên quan đến quốc gia mà ông yêu quý tới bạn đọc không chỉ tại Mexico mà còn tại khu vực Mỹ Latinh.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Hiệp hội Báo chí Mexico – tổ chức đại diện cho hơn 45.000 nhà báo chuyên nghiệp – mong muốn tăng cường hợp tác, trao đổi học thuật giữa các cơ quan báo chí truyền thông giữa hai nước, đặc biệt giữa hiệp hội và các cơ quan báo chí chủ lực của Việt Nam như Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Tri ân và đánh giá cao những bài viết về Việt Nam của tác giả Mouris Salloum George, Đại sứ Việt Nam tại Mexico Nguyễn Văn Hải cho rằng nội dung của các tác phẩm báo chí đã cung cấp thông tin khách quan về Việt Nam tới người dân Mexico, qua đó góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa 2 quốc gia, đặc biệt trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mexico (19/5/1975-19/5/2025).
Đề cập tới tác phẩm “Việt Nam dang rộng vòng tay bè bạn với các nước Mỹ Latinh”, được trao Giải Nhì Thông tin Đối ngoại Toàn quốc lần thứ 10 của tác giả Mouris Salloum George, Đại sứ Nguyễn Văn Hải cho biết đây là một bài báo rất đặc biệt bởi đã truyền tải một cách sinh động, cuốn hút, cũng như đã khái quát được những dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước Mỹ Latinh, cũng như chính sách của Việt Nam trong việc tăng cường hợp tác với các bạn bè truyền thống, trong đó có các quốc gia trong khu vực.
Đồng tình với đề xuất của Chủ tịch Hiệp hội Báo chí Mexico, Đại sứ Nguyễn Văn Hải khẳng định các cơ quan đại diện Việt Nam tại Mexico luôn đóng vai trò là cầu nối nhằm tăng cường hợp tác giữa các cơ quan truyền thông Việt Nam và Mexico, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thắt chặt hơn nữa mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa hai nước./.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6/4/2025.
Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện cho phát triển. Cùng với “tinh thần đổi mới” về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của Nghị quyết số 18; “tư tưởng đột phá” về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Nghị quyết 57; định hướng về hội nhập quốc tế là “cẩm nang hành động” của Nghị quyết 59 sẽ tạo nên “bộ ba chiến lược” trong trọng tâm “Ổn định lâu dài-Phát triển bền vững-Đời sống nâng cao” do Đảng đã vạch ra.
Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Giai đoạn từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để định hình và xác lập trật tự thế giới mới. Những thay đổi này đang tạo ra một môi trường quốc tế đa chiều hơn, mở ra những vận hội lớn cùng nhiều thách thức lớn cho đất nước. Đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử. Kế thừa những giá trị đã được khẳng định, Nghị quyết 59 đã nắm bắt được dòng chảy của sức mạnh thời đại và “nâng tầm” hội nhập quốc tế với những quan điểm mang tính cách mạng, tính đột phá, tính dân tộc, tính khoa học, tính thời đại cao.
Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Trong 40 năm đổi mới, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng, mang tầm vóc lịch sử. Từ một đất nước bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia trên thế giới, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 34 nước, trong đó có tất cả các thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, các nước lớn; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có quan hệ chính trị, quốc phòng, an ninh phát triển sâu rộng, thực chất. Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành một trong 34 nền kinh tế lớn nhất thế giới, quy mô kinh tế tăng gần 100 lần so với năm 1986, thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 100 USD lên gần 5.000 USD. Việt Nam lọt vào nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; nằm trong nhóm 20 nền kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất thế giới từ năm 2019 đến nay, là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới.
Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Sự ra đời của Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” là “quyết sách đột phá”, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập của đất nước với việc định vị hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Trong đó, hội nhập quốc tế chuyển từ tiếp nhận sang đóng góp, từ hội nhập sâu rộng sang hội nhập đầy đủ, từ vị thế một quốc gia đi sau sang trạng thái một quốc gia vươn lên, tiên phong vào những lĩnh vực mới.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố mẫu biểu trưng (logo) tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Logo được thiết kế từ con số 50 cách điệu thể hiện thông điệp về Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết, gắn bó sức mạnh hào hùng, là màu của chiến thắng. Màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc. Số 50 gắn kết chặt chẽ thành một khối thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự quyết tâm bền lòng vững chí, vượt mọi gian khổ, hy sinh của quân và dân ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975. Số 5 mang hình Lá cờ Tổ quốc tượng trưng cho hậu phương miền Bắc, nơi chi viện, cung cấp sức người, sức của, chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tiền tuyến miền Nam, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...
Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 - 8/4/2025. Kể từ khi gia nhập IPU năm 1979, trong hơn 45 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn thể hiện sự tham gia, đóng góp tích cực, có trách nhiệm, cùng nghị viện các nước chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách, luật pháp, không chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế, mà còn đảm bảo phát triển bền vững, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, luôn lấy người dân làm trung tâm của quá trình xây dựng chính sách. Sự tham gia, đóng góp của Quốc hội Việt Nam trong IPU đã góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 50,5 điểm trong tháng 3/2025, tăng so với 49,2 điểm của tháng 2/2025 và đã đạt trên ngưỡng 50 điểm lần đầu tiên trong thời gian 4 tháng, báo hiệu sự cải thiện các điều kiện kinh doanh vào cuối quý I/2025.
Trong lòng Chủ tịch Hồ Chí Minh, miền Nam luôn là một phần “máu thịt” của dân tộc Việt Nam. Tại Hội nghị Việt-Pháp ở Fontainebleau (năm 1946), Bác tuyên bố: “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”
Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.