Bác Hồ nói về “vị thế công bộc” của người cán bộ lãnh đạo
Năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, các khái niệm cán bộ, công chức, viên chức lần lượt ra đời, được Chủ tịch Hồ Chí Minh gói gọn trong thuật ngữ “công bộc của dân”.
Bác nói về “vị thế công bộc” của người cán bộ lãnh đạo

Theo Bác, ngoài lợi ích của nhân dân và của giai cấp công nhân, Đảng ta không có lợi ích nào khác và chính Bác là một tấm gương về đạo đức, tác phong của người cán bộ trong vai trò “người công bộc”.

Theo Bác, những phẩm chất đạo đức của cán bộ lãnh đạo, như “công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm” là phẩm chất căn cốt của người “đầy tớ” nhân dân. Để khẳng định “vị thế công bộc” của mình, trong “Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ Kiến An”, Bác yêu cầu người cán bộ phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, như “Phải thiết thực quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải cần, kiệm, liêm, chính. Phải gương mẫu. Phải có tinh thần trách nhiệm cao độ. Phải chống quan liêu, mệnh lệnh, hình thức. Chống tham ô, lãng phí. Phải làm đúng những điều đó mới xứng đáng là người đày tớ trung thành của nhân dân”.

Dựa trên quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “vị thế công bộc” của đội ngũ cán bộ và quá trình đúc kết kinh nghiệm trong thực tiễn, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với nâng cao năng lực, phẩm chất, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức, như Quy định số 142-QĐ/TW của Bộ Chính trị quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ là bước đột phá lớn.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 16/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Công tác nhân sự đã rất quan trọng, nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới. Tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Nhân sự lãnh đạo các cấp và nhân sự Đại hội XIV phải hội tụ đủ đức, đủ tài, đủ tâm, đủ tầm, đủ sức, đủ nhiệt huyết cách mạng để gánh vác được trọng trách lịch sử của đất nước trong tình hình hiện nay; không có chỗ cho những cán bộ cơ hội bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự nghiệp phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào đáng được khen ngợi".

Hiện nay, Đảng ta đang chuẩn bị tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Công tác cán bộ và chuẩn bị nhân sự đại hội được coi là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt” xây dựng, chỉnh đốn Đảng./.

Bích Hảo 

Tin cùng chuyên mục

Niềm tự hào của nhân dân yêu chuộng hòa bình

Những ngày tháng Tư này, không chỉ riêng dải đất hình chữ S sống trong không khí hào hùng, niềm tự hào, tinh thần dân tộc của 50 năm thống nhất. Ở nhiều nơi trên thế giới, những người yêu mến Việt Nam, đặc biệt những người từng tham gia phong trào phản chiến, từng vui reo khi biết tin về Chiến thắng ngày 30/4/1975 cũng như sống lại thời khắc lịch sử ấy.

50 năm Thống nhất đất nước: Việt Nam vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế

“Năm 2025 đánh dấu 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), một cột mốc rất quan trọng trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, đồng thời mở ra một hành trình đầy nỗ lực của đất nước và con người Việt Nam”. Đây là nhận định của Giáo sư Chu Hoàng Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Việt Nam tại Đại học Quốc gia Australia, Phó Chủ tịch Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Australia.

50 năm Thống nhất đất nước: Đảng Cộng sản Nhật Bản sớm thể hiện sự đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam

Nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), phóng viên TTXVN tại Nhật Bản đã phỏng vấn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản Kazuo Shii về ý nghĩa lịch sử và thời đại của chiến thắng 30/4, cũng như sự ủng hộ Đảng Cộng sản Nhật Bản đối với Việt Nam trong giai đoạn này. Ông Shii là người rất tích cực tham gia phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam do Đảng Cộng sản Nhật Bản phát động vào những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

50 năm Thống nhất đất nước: Đại sứ Việt Nam tại Lào nêu bật vai trò của Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam-Lào

Trong khuôn khổ Triển lãm ảnh kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), từ ngày 22-30/4, tại Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Viêng Chăn, Lào, Đại sứ quán Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm Thống nhất đất nước: "Ý chí của cả dân tộc đã làm nên chiến thắng trước kia và thành công hiện tại"

Nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, phóng viên TTXVN tại Pháp đã có cuộc phỏng vấn bà Hélène Luc, Thượng nghị sĩ danh dự, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Pháp- Việt, người đã gắn bó với Việt Nam bằng một tình bạn thủy chung lâu đời.

Báo chí Lào ca ngợi quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, ngay trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào từ ngày 24-25/4 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, nhiều trang báo lớn của Lào đã đồng loạt đăng các bài viết ca ngợi mối quan hệ đặc biệt, cùng những thành tựu hợp tác nổi bật trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước Việt Nam – Lào.

Đảng ta đặc biệt quan tâm chăm lo đời sống nhân dân

Ngay từ những ngày đầu đất nước mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện quan điểm nhất quán là Chính phủ phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Vì thế, trong cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Người nhấn mạnh, chúng ta phải thực hiện ngay 4 điều: Làm cho dân có ăn; làm cho dân có mặc; làm cho dân có chỗ ở; làm cho dân có học hành. Bởi, theo Bác, dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc ấm. Khi dân được ăn no, mặc ấm thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Ngược lại, nếu dân đói, rét, bệnh tật thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được. Người khẳng định, “Nếu nước nhà độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

50 năm Thống nhất đất nước: Việt Nam và Campuchia đồng hành phát triển trong kỷ nguyên mới

Việt Nam và Campuchia sẽ cùng nhau phát triển trong kỷ nguyên mới theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Đó là đánh giá của nhà nghiên cứu Uch Leang - quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á-Phi và Trung Đông, Học viện Quan hệ Quốc tế Campuchia thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia, Chủ tịch Hội cựu Sinh viên Campuchia từng học tập tại Việt Nam - trong bài viết đăng tải ngày 23/4 trên báo “Khmer Times”.