Để tương nhuyễn và lên màu, người làm tương phải thường xuyên khuấy tương vào buổi sáng và trưa; trời càng nhiều nắng thì tương chín càng nhanh. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Để tương ngon, hằng ngày người thợ phải mở chum khuấy đều, thêm nước. đến khi tương sánh lại, có màu vàng óng, vị đậm thì tương đã ngấm và dùng được. Ảnh: Lương Hiếu/TTXVN phát
Tương Bần luôn có hương vị thơm ngon, khác biệt với những nơi khác. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Để làm men, người dân Bần nấu cơm nếp chín, xới ra nia, rồi để khoảng hai ngày đêm đến khi lên mốc vàng. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Cơm nếp chín được múc ra đem phơi cho lên mốc. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Giới thiệu sản phẩm tương Bần với khách hàng. Ảnh: Lương Hiếu/TTXVN phát
Để làm men, người dân Bần nấu cơm nếp chín, xới ra nia, rồi để khoảng hai ngày đêm đến khi lên mốc vàng. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Đỗ tương được rang vàng rồi đem xay nhỏ là nguyên liệu chính làm nên món tương. Ảnh: Lương Hiếu/TTXVN phát
Để ủ men, người dân Bần nấu cơm nếp chín, xới ra nia rồi để khoảng hai ngày đêm đến khi lên mốc vàng. Ảnh: Lương Hiếu/TTXVN phát
Sàng cơm nếp mốc đều, tơi từng hạt thì tương mới ngon. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Bảo tồn và phát triển nghề làm tương ở Hưng Yên
Thôn Bần, xã Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với nghề làm tương có từ lâu đời. Không giống với cách làm tương truyền thống, người dân làng Bần hiện nay đã sử dụng nhiều máy móc công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Trải qua nhiều thăng trầm cuộc sống, sự thay đổi của xã hội nhưng người dân làng Bần vẫn bảo tồn và phát triển, giữ gìn nét đẹp của làng nghề, đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động. Ảnh: TTXVN