Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai
Nhân sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, tối 30/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa đặc biệt với chủ đề “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai”.

Hàng ngàn người dân tại hai điểm cầu Quảng trường đường Trần Hưng Đạo và Quảng trường Hùng Vương đã đến tham dự chương trình. Theo Ban Tổ chức, chương trình được dàn dựng công phu, hoành tráng, gồm 3 phần chính, tái hiện chặng đường phát triển, giao thoa văn hoá và khát vọng hội nhập của hai tỉnh cực Nam Tổ quốc.

Cà Mau – Bạc Liêu, hai địa phương không chỉ gắn kết về địa lý, nét tương đồng về tiềm năng phát triển, văn hóa, phong tục, tập quán mà còn là mối “lương duyên” lịch sử. Một chặng đường gần 30 năm sau khi chia tách tỉnh Minh Hải thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, Đảng bộ, quân và nhân dân của 2 tỉnh đã chung tay cùng nhau xây dựng và phát triển.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, hoạt động này không chỉ đánh dấu việc chấm dứt các đơn vị hành chính cấp huyện mà còn mở ra giai đoạn vận hành mô hình mới, kết nối vùng cực Nam Tổ quốc với bộ máy gọn nhẹ và kỳ vọng hiệu quả điều hành cao hơn./.

Tin liên quan

Lễ công bố thành lập TP. Hồ Chí Minh mới

Sáng 30/6, cùng với cả nước, Thành uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, các xã, phường, đặc khu. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo.

Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Chiều 30/6, tại thành phố Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố Cần Thơ về việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, việc bố trí cơ sở vật chất của xã, phường mới trên địa bàn.

Những lần sáp nhập tỉnh, thành phố từ 1975

Việt Nam đã trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách tỉnh, thành phố trong lịch sử. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, số lượng tỉnh, thành giảm từ 72 xuống còn 38 do sáp nhập. Sau đó, số lượng này lại tăng lên 63 tỉnh, thành vào năm 2008, và duy trì như vậy cho đến nay. Theo Nghị quyết của Quốc hội từ 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 06 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh.

Rạng rỡ Hải Phòng

Hòa chung niềm vui, niềm tự hào của người dân cả nước trước dấu mốc lịch sử - sự kiện hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, tối  30/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Rạng rỡ Hải Phòng”, được truyền hình trực tiếp tại hai điểm cầu Hải Phòng và Hải Dương.

Tin cùng chuyên mục

Rạng rỡ Hải Phòng

Hòa chung niềm vui, niềm tự hào của người dân cả nước trước dấu mốc lịch sử - sự kiện hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, tối  30/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Rạng rỡ Hải Phòng”, được truyền hình trực tiếp tại hai điểm cầu Hải Phòng và Hải Dương.

Phường Cửa Nam - Trái tim mới giữa lòng Hà Nội

Thành lập phường Cửa Nam (Hà Nội) không chỉ là bước điều chỉnh hành chính mang tính chiến lược theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mà còn là sự tái sinh của một vùng đất hội tụ tinh hoa, sẵn sàng vươn mình trở thành hình mẫu đô thị hiện đại – sáng tạo – bền vững giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến.

“Thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà”

Mới đây, trong bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH", Tổng Bí Thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “chính thanh niên mới là lực lượng quyết định thành công của các mục tiêu, tầm nhìn này. Mọi thanh niên Việt Nam cần chủ động học tập, rèn luyện và không ngừng phấn đấu để khẳng định bản thân. Thế hệ trẻ cần tự tin bước ra thế giới, mang theo hành trang là tri thức sâu rộng, thể chất khỏe mạnh và tâm hồn giàu bản sắc văn hóa Việt Nam, đồng thời phải rèn luyện bản thân trở thành những công dân toàn cầu mang hồn Việt, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Những lần sáp nhập tỉnh, thành phố từ 1975

Việt Nam đã trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách tỉnh, thành phố trong lịch sử. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, số lượng tỉnh, thành giảm từ 72 xuống còn 38 do sáp nhập. Sau đó, số lượng này lại tăng lên 63 tỉnh, thành vào năm 2008, và duy trì như vậy cho đến nay. Theo Nghị quyết của Quốc hội từ 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 06 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh.

Vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Chiều 30/6, tại thành phố Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo thành phố Cần Thơ về việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, việc bố trí cơ sở vật chất của xã, phường mới trên địa bàn.