Các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Mới đây, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự tọa đàm Việt Nam – Trung Quốc tại thành phố Trùng Khánh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.
Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Ngay tại tọa đàm, các doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, logistics, năng lượng, nông nghiệp, truyền thông...

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Trùng Khánh có sự trao đổi thường xuyên với Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trùng Khánh trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Đối với Việt Nam, Trùng Khánh là đối tác thương mại rất quan trọng. Ngay từ năm 2015, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam đã thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh. Đây là Văn phòng xúc tiến thương mại đầu tiên được Việt Nam chính thức thành lập tại Trung Quốc.

Sở dĩ Việt Nam chọn thành lập văn phòng xúc tiến thương mại tại Trùng Khánh là do sự lạc quan và coi trọng sự phát triển của thành phố này. Sau khi được thành lập, văn phòng xúc tiến thương mại của Việt Nam đã nhận sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền và các ban ngành liên quan của thành phố Trùng Khánh. Qua đó trở thành cầu nối cho các doanh nghiệp của Trùng Khánh và Việt Nam giao lưu và hợp tác.

Trong bối cảnh đó, trao đổi thương mại giữa Trùng Khánh và Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Đặc biệt kể từ năm 2019 đến nay, kim ngạch thương mại giữa Trùng Khánh và Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng. Trong năm đó, kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt 32,84 tỷ Nhân dân tệ (NDT-khoảng 4,5 tỷ USD), tăng 158,9% so với cùng kỳ.

Hiện nay, cà phê, trái cây, hải sản và các sản phẩm khác từ Việt Nam liên tục được xuất khẩu đến Trùng Khánh. Ở chiều ngược lại, các sản phẩm phụ kiện ô tô, xe máy và sản phẩm điện tử của Trùng Khánh cũng được xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Trùng Khánh, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trùng Khánh trong ASEAN. Trong giai đoạn từ tháng 1-9/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trùng Khánh và ASEAN đạt 80,46 tỷ NDT (khoảng 11,2 tỷ USD), trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố này với Việt Nam đạt 27,42 tỷ NDT (khoảng 3,8 tỷ USD).

Về đầu tư, Trùng Khánh hiện có hơn 30 doanh nghiệp đã đầu tư và thành lập nhà máy tại Việt Nam. Các dự án đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực thiết bị điện, máy móc nông nghiệp, phụ tùng xe máy... Đồng thời, Việt Nam cũng trở thành điểm đến xuất khẩu quan trọng của ô tô, xe máy do Trùng Khánh sản xuất.

Về vận chuyển, Việt Nam luôn là quốc gia có lượng vận chuyển hàng hóa thông qua hành lang đất liền - biển mới với Trùng Khánh nhiều nhất Đông Nam Á.

Tính đến tháng 9/2024, các chuyến tàu liên vận đường sắt-biển từ Trùng Khánh đến Việt Nam qua Hành lang đất liền-biển mới đã vận chuyển tổng cộng 53.000 container (TEU), với giá trị hàng hóa đạt 11,4 tỷ NDT (khoảng 1,6 tỷ USD). Trong giai đoạn từ tháng 1-9/2024, vận tải hàng hóa thông qua tàu liên vận đường sắt-biển đạt 10.000 TEU, với giá trị hàng hóa đạt 2,78 tỷ NDT (khoảng 387 triệu USD), tăng lần lượt là 54% và 160% so với cùng kỳ năm ngoái./.

Tin liên quan

Kết nối du lịch Việt Nam - Ấn Độ

Sáng 14/11, tập đoàn Vietravel đã chính thức khai trương Công ty Viet India Travel Pvt. Ltd tại Ấn Độ nhằm hiện thực hóa mục tiêu kết nối vững chắc giữa Việt Nam - Ấn Độ, góp phần tăng cường hợp tác cũng như mang đến những trải nghiệm du lịch độc đáo cho du khách hai nước.

Chủ tịch nước dự Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC và các khách mời

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 15/11, tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao và là cơ hội để các Nhà Lãnh đạo APEC trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực "làm sạch" không gian mạng

Sự phát triển không ngừng nghỉ và sức lan tỏa mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới thời gian qua đã kéo theo không chỉ những lợi ích mà còn cả không ít nỗi lo ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. Đặc biệt là hậu quả khôn lường từ tin giả, thông tin xấu độc, kích động bạo lực, vi phạm đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục được phát tán từ các nền tảng xuyên biên giới. Thực tế cho thấy ở nhiều quốc gia đã ban hành các đạo luật để tăng cường quản lý, hạn chế mặt trái, phát huy những điểm tích cực, làm sạch không gian mạng.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Theo chương trình, sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp, xem xét một số nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024; cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Tương lai Xanh cho nghề cá - Bài 3: Chung tay vì nguồn sống phong phú

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) xác định rằng, chống đánh bắt cá IUU, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển ngành thủy sản bền vững là một vấn đề toàn cầu cần có sự hợp tác quốc tế để giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, cộng đồng quốc tế đã tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp thực thi pháp luật và hỗ trợ lẫn nhau. Không đứng ngoài nỗ lực chung này, Việt Nam đã hợp tác cùng nhiều chính phủ để đấu tranh chống IUU và bảo vệ nguồn sống phong phú từ đại dương.

Tương lai Xanh cho nghề cá - Bài 2: Những nỗ lực bền bỉ

Là một quốc gia ven biển có số lượng tàu đánh bắt xa bờ lớn, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu cá trên toàn thế giới, chiếm khoảng 5% sản lượng thủy sản toàn cầu. Việc ngăn chặn, loại trừ, tiến tới xóa bỏ tình trạng IUU là nhiệm vụ bắt buộc để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” mà Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng, qua đó phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế. Đây là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, điều này đã được thể chế hóa thông qua Luật Thủy sản năm 2017.

Tương lai Xanh cho nghề cá - Bài 1: Quyết liệt hành trình "đổi màu"

Tài nguyên biển đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo sinh kế cho hàng triệu người. Ngành thủy sản đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước ven biển. Tuy nhiên, khai thác thủy sản quá mức, sử dụng ngư cụ hủy diệt và thiếu quản lý hiệu quả đang dẫn đến tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường biển, nguồn lợi thủy sản và sự phát triển bền vững của ngành, gây thiệt hại kinh tế hằng năm từ 10-23 tỷ USD. Chùm bài “Tương lai Xanh cho nghề cá” do các phóng viên TTXVN tại nước ngoài thực hiện đã phác họa bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến chống khai thác IUU, kinh nghiệm trong việc gỡ “thẻ vàng” của các nước mà Việt Nam có thể học hỏi cùng quyết tâm hợp tác quốc tế để phát triển và khai thác bền vững nguồn lợi thủy hải sản.

Báo chí Thụy Điển đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Thụy Điển, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 13/11 đã kết thúc chuyến thăm chính thức tới Thụy Điển, truyền thông, báo chí nước sở tại, Văn phòng Chính phủ và chuyên trang của Tập đoàn công nghệ Ericson có nhiều đăng bài viết ca ngợi mối quan hệ và triển vọng hợp tác trong tương lai.

Chủ tịch nước tiếp lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu Peru

Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 14/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp tiêu biểu Peru.