“Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”
Tư tưởng “đổi mới” được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập từ sớm trong nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói, nổi bật là “Đường kách mệnh”, “Sửa đổi lối làm việc”, “Đời sống mới”, “Dân vận” và đặc biệt là trong bản Di chúc thiêng liêng. Từ các bài viết, bài nói của Bác toát lên một hệ thống luận điểm có giá trị nền tảng và định hướng về đổi mới.
“Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đổi mới là bản chất của cách mạng, của phát triển. Bác chỉ rõ: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”. Tuy vậy, đổi mới không phải là phủ định sạch trơn, mà là sự kế thừa và phát triển, “cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm, cái gì mới mà hay thì phải làm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh mục đích của đổi mới là vì nước, vì dân và đổi mới phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tiễn và giải quyết hiệu quả những đòi hỏi của thực tiễn.

Thực tiễn đã chứng minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới có giá trị bền vững, lâu dài và là niềm tin đối với sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nói cách khác, trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn, nhất quán và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới. Đây chính là nhân tố quyết định, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trước đổi mới, Việt Nam là một nước nghèo, lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người và của, nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt gần 40 năm qua với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. Quy mô nền kinh tế năm 2024 đứng thứ 32 thế giới và nằm trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, hiện chỉ còn 1,93 % (theo chuẩn đa chiều) so với mức hơn 60% năm 1986. Quan hệ đối ngoại được mở rộng; vị thế, uy tín của đất nước không ngừng được nâng cao. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 194 nước là thành viên Liên hợp quốc; xây dựng các mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới.

Những thành tựu to lớn của đất nước trong gần 40 năm qua là minh chứng cho việc kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và con đường đổi mới ở Việt Nam là đúng đắn, là tất yếu khách quan và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại./.

Bích Hảo

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Thái Lan thưởng lãm sản phẩm thủ công

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam – Thái Lan từ ngày 15 và 16/5. Chiều tối 15/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã thưởng lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam và tham quan trưng bày ảnh Việt Nam – Thái Lan.

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), trong chuyến thăm và làm việc tại Nghệ An, chiều 15/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch nước dự Lễ tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X

Sáng 15/5, tại Nhà hát Hồ Gươm, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Lễ Tuyên dương cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X – năm 2025. Đây là hoạt động quan trọng nhất trong khuôn khổ Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X nhằm tuyên dương thành tích của những Cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc giai đoạn 2020 - 2025 trong thực hiện phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Nhân sự kiện đặc biệt này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gửi lẵng hoa tươi thắm chúc mừng tất cả các em - những cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu của cả nước. Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Người họa sỹ Công giáo vẽ hơn 1.000 bức tranh về Bác Hồ

Học vẽ và gắn bó với nghề vẽ tranh truyền thần từ nhỏ, đến nay họa sỹ Trần Hòa Bình ở Ninh Bình đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề. Trong suốt những năm qua, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm về đề tài Bác Hồ được nhiều người yêu thích.

Ra mắt cuốn sách "135 chuyện kể về Bác Hồ"

Cuốn sách là tập hợp những câu chuyện chân thực, giản dị mà sâu sắc, được ghi lại từ ký ức của những cán bộ, chiến sĩ và đồng bào từng có may mắn được sống, làm việc, học tập gần Bác thời kỳ 1954 - 1969.

Việt Nam cần có một thế hệ trẻ vượt trội về thể chất

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ của nhân dân là yếu tố quyết định tới sự thịnh, suy hoặc sự hưng vong của đất nước: “Dân cường thì quốc thịnh”, nên ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 30/1/1946, Bác đã ký ban hành Sắc lệnh số 14 thành lập Bộ Thanh niên Nha Thể dục Trung ương, nhằm “tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong trường học, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau

Chiều 14/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới thăm, động viên ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, nói chuyện với thầy trò các Trường Trung học Phổ thông chuyên Hà Nội- Amsterdam, Trường Trung học Cơ sở Cầu Giấy và trao tặng Phòng thực hành giáo dục STEM, trồng cây lưu niệm tại các trường.