Hiện tại ở làng đá Khuổi Ky có 17 hộ trực tiếp kinh doanh loại hình homestay. Bà con rất hào hứng tham gia vào các hoạt động như biểu diễn văn nghệ, nấu ăn, dẫn khách trải nghiệm các sinh hoạt lao động sản xuất cùng người dân.. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Các ngôi nhà được lợp bằng ngói âm dương tạo nên nét riêng biệt của làng đá cổ Khuổi Ky (Trùng Khánh). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên là một điểm nhấn khiến du khách lựa chọn tại các điểm du lịch cộng đồng. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Chị Mạc Thị Khon chuẩn bị đón khách tại ngôi nhà truyền thống của gia đình được cải tạo làm homestay (làng đá cổ Khuổi Ky - Trùng Khánh). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Các sản phẩm hoa văn của phụ nữ Dao tiền khiến du khách rất thích thú. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Từ năm 2020 đến nay có 7/35 hộ ở xóm Hoài Khao (Nguyên Bình) kinh doanh dịch vụ homestay phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Du khách trải nghiệm kỹ thuật in sáp ong lên vải của người Dao tiền (Hoài Khao, Nguyên Bình, Cao Bằng). Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong lên vải được phụ nữ Dao tiền ở Hoài Khao phát triển như một phương pháp trang trí độc đáo bộ trang phục của dân tộc mình. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Điểm du lịch cộng đồng tại xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Cao Bằng thực hiện nhiều giải pháp để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tỉnh Cao Bằng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Cao Bằng triển khai đồng bộ các giải pháp: Khai thác và phát huy tối đa hiệu quả danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng và các danh lam thắng cảnh; xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc trở thành Khu du lịch trọng điểm; đào tạo nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN