Chính quyền địa phương 2 cấp: Bước đi phù hợp với xu thế quốc tế
Việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Ông Lương Tuấn Anh - Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học De Montfort của Anh - đưa ra quan điểm trên trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN.

TS Lương Tuấn Anh bày tỏ ủng hộ chủ trương này, đồng thời cho rằng đây là bước cải cách cần thiết để Việt Nam tận dụng các cơ hội trong nước và quốc tế cho phát triển. Theo ông, chính sách đổi mới của Việt Nam sau 40 năm cần được điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới trong một thế giới thay đổi nhanh chóng trước những bất ổn địa chính trị, biến đổi khí hậu và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông cho rằng việc cải cách bộ máy chính quyền sẽ góp phần giảm chi thường xuyên vốn chiếm gần 56% ngân sách quốc gia (tỷ lệ này ở Anh chỉ là 30%) và dành thêm ngân sách cho đầu tư phát triển.

Tiến sĩ Lương Tuấn Anh, giảng viên Đại học De Montfort (Anh). Ảnh: Hữu Tiến/PV TTXVN tại Anh

TS Lương Tuấn Anh cho biết việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp giúp trao nhiều quyền hơn cho chính quyền địa phương vốn hiểu rõ nhu cầu và năng lực của địa phương mình, từ đó có thể đưa ra những chính sách phù hợp với thực tế. Ông dẫn kinh nghiệm ở Anh khi các hội đồng địa phương được phép thu thuế hội đồng và quyết định việc phân bổ ngân sách từ nguồn thu thuế cho các vấn đề của địa phương như an ninh, giáo dục, y tế, vệ sinh, môi trường. Chính quyền địa phương được trao quyền sẽ phải phân bổ ngân sách hợp lý cho các vấn đề mà người dân quan tâm như an sinh xã hội, y tế, giáo dục… để có thể thuyết phục người dân sẵn lòng nộp thuế.

Tuy nhiên, ông Lương Tuấn Anh lưu ý rằng, dù hệ thống chính quyền 2 cấp tại Anh trao quyền tự chủ cho địa phương nhưng để đảm bảo quyền lợi của người dân, chính quyền trung ương vẫn hỗ trợ địa phương trong các trường hợp khẩn cấp hoặc khi địa phương không còn khả năng duy trì dịch vụ cho người dân.

Bàn về việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh, TS Lương Tuấn Anh cho biết mặc dù tốn chi phí nhưng việc thay đổi này mang lại nhiều lợi ích. TS Lương Tuấn Anh dẫn kết quả dự án nghiên cứu về sáp nhập các tỉnh ở Việt Nam mà ông vừa hoàn thành cho thấy việc sáp nhập sẽ tạo ra sự cộng hưởng.

Robot AI hỗ trợ người dân thực hiện các thao tác giải quyết thủ tục hành chính tại phường Cửa Nam, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thắng/TTXVN

Ông lấy ví dụ Thành phố Hồ Chí Minh mới - gồm 3 tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh cũ - sẽ tạo ra sự cộng hưởng lớn khi Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính, Bình Dương là trung tâm công nghiệp và Bà Rịa Vũng Tàu là trung tâm du lịch. Sự kết hợp này sẽ tạo ra lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài cho Thành phố Hồ Chí Minh và khi không còn biên giới hành chính sẽ giúp kết nối giao thông thuận tiện. Thành phố Hồ Chí Minh mới sẽ là điểm đến hấp dẫn khi các nhà đầu tư có thể làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng nhà xưởng ở Bình Dương và sống ở Vũng Tàu.

Ông cũng chỉ ra rằng việc sáp nhập các địa phương sẽ tạo động lực, đồng thời giúp các địa phương tận dụng lợi thế để phát huy vai trò, thế mạnh của từng nơi, qua đó tạo cơ hội phát triển tốt hơn cho tỉnh mới.

Chia sẻ về kinh nghiệm quản lý hành chính tại Anh, TS Lương Tuấn Anh cho biết trước khi Chính phủ Anh thực hiện cải cách, người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính phải lên trang web của các cơ quan công quyền để tải xuống các biểu mẫu, điền thông tin và gửi bưu điện hoặc đến tận nơi để nộp hồ sơ. Từ năm 2021 trong thời kỳ đại dịch COVID-19, Chính phủ Anh áp dụng sáng kiến <gov.com/submit>, thí điểm cho phép người dân thực hiện một số thủ tục hành chính hoàn toàn trực tuyến. Việc triển khai được mở rộng vào năm 2023 và từ năm 2024, mọi thủ tục hành chính đều được thực hiện trực tuyến, giúp đơn giản hóa thủ tục và tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả người dân và chính quyền.

TS Lương Tuấn Anh cho biết việc thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến tạo ra sự liên thông dữ liệu giữa các bộ ngành, cũng như các cơ quan cung cấp dịch vụ công, tiết kiệm thời gian cho người dân khi không phải cung cấp lại các thông tin đã được lưu trữ trong hệ thống khi thực hiện một thủ tục trước đó. Hệ thống cũng cung cấp thông tin phản hồi ngay lập tức khi người dân điền thông tin sai, đồng thời cập nhật quá trình xử lý hồ sơ, giúp người nộp đơn dễ dàng kiểm tra tiến độ thực hiện.

Bên cạnh hệ thống trực tuyến, chính quyền cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho người dân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính như tổ chức bộ phận chuyên hỗ trợ người dân tại các hội đồng địa phương hay các luật sư công.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại xã Liên Sơn, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN

TS Lương Tuấn Anh chia sẻ rằng, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và tính khoa học là những bài học rút ra từ quá trình cải cách hành chính tại Anh. Minh bạch nhằm tạo sự thuận tiện, dễ dàng cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính đồng thời đảm bảo công chức thụ lý hồ sơ không lạm dụng và tư lợi từ quyền hạn được giao. Trách nhiệm giải trình tạo áp lực buộc công chức thực hiện đúng chức trách và phải giải trình trước Quốc hội, các cơ quan giám sát và người dân về việc thực hiện công vụ khi có vấn đề. Tính khoa học đảm bảo các hệ thống được xây dựng dựa trên dữ liệu khoa học và kiểm chứng thực tế thay vì dựa vào ý kiến chủ quan của các quan chức/cá nhân quản lý. TS Lương Tuấn Anh cho biết những yếu tố này tạo nên sự chuyên nghiệp của nền hành chính công mà Việt Nam có thể tham khảo./.

Minh Hợp-Hữu Tiến

Tin cùng chuyên mục

Thông tấn xã Việt Nam - Tiên phong, gương mẫu, đi đầu trên mặt trận tư tưởng

Sáng 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính; các đồng chí lãnh đạo các ban đảng Trung ương, các ban công tác của Đảng ủy Chính phủ, đại diện các đảng ủy trong Khối báo chí; nguyên lãnh đạo Đảng ủy, nguyên lãnh đạo TTXVN các thời kỳ và 175 đại biểu tiêu biểu, đại diện cho 1.040 đảng viên thuộc 34 tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ TTXVN.

Thủ tướng dự Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam

Ngày 17/7, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 – 2030, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, TTXVN phải tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong mặt trận tư tưởng của Đảng; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; thông tin, truyền thông, bảo vệ quyền, lợi ích của đất nước, Nhân dân.

Thông tấn xã Việt Nam tạo chuyển biến mạnh trong nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ TTXVN khoá XXVII nhiệm kỳ 2025-2030 đã thành công tốt đẹp, với mục tiêu trọng tâm là tiếp tục khẳng định vai trò mạnh mẽ của cơ quan thông tin Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Nhân dịp này, đồng chí Vũ Việt Trang - Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc TTXVN đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo Tin tức và Dân tộc. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hà Nội thành lập 6 tiểu ban phục vụ lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 2/9/2025

Theo Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 17/6/2025, UBND TP Hà Nội thành lập 6 tiểu ban giúp việc Ban tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025). Các tiểu ban gồm: Tiểu ban Diễu binh, diễu hành; Tiểu ban Tuyên truyền, Nội dung và Y tế; Tiểu ban An ninh, trật tự và Giao thông; Tiểu ban Vệ sinh môi trường; Tiểu ban Vật chất, hậu cần; Tiểu ban Lễ tân. Các tiểu ban có nhiệm vụ tham mưu Thành ủy, UBND thành phố, Ban tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành theo các nội dung TP Hà Nội được giao tại Đề án của Ban Chỉ đạo Trung ương và theo kế hoạch của UBND thành phố...

“Cẩm nang hướng dẫn tổng thể các nhiệm vụ của đơn vị cấp xã, cấp tỉnh và các ban, bộ, ngành Trung ương” trên nền tảng VNeID

Mặc dù mới được triển khai trong thời gian ngắn, “Cẩm nang hướng dẫn tổng thể các nhiệm vụ của đơn vị cấp xã, cấp tỉnh và các ban, bộ, ngành Trung ương” trên VNeID có tích hợp trợ lý ảo AI đã mang lại các giá trị, tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Mặc dù mới được triển khai trong thời gian ngắn, đến nay, cẩm nang đã có hơn 67.800 lượt truy cập, sử dụng, mang lại các giá trị, tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước.

Nhiều tiện ích trên VneID phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cung cấp ngày 14/7/2025, đến nay, Bộ Công an đã triển khai 43 tiện ích trên nền tảng VNeID phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Trong đó, một số kết quả đã đạt được, như đưa lên 18,7 triệu giấy phép lái xe điện tử; khoảng 7 triệu đăng ký xe; khoảng 25 triệu thẻ bảo hiểm y tế và sổ sức khỏe điện tử; hơn 1 triệu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; gần 590.000 phiếu lý lịch tư pháp... Những tiện ích trên đã giúp 2,5 triệu người dân được nhận chế độ an sinh xã hội qua tài khoản với số tiền hơn 24.000 tỷ đồng; 78% người dân được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản, tiết kiệm khoảng 51 tỷ đồng chi phí đi lại cho người dân; giảm bớt thời gian thực hiện chi trả của công chức trên địa bàn, đảm bảo công khai, minh bạch và chống các vấn nạn tiêu cực trong công tác chi trả…

Hà Nội triển khai nhiều phương án đảm bảo vệ sinh môi trường

Để góp phần bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh cho chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), nhất là lễ diễu binh, diễu hành quy mô lớn diễn ra vào sáng 2/9/2025, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều phương án vệ sinh môi trường, huy động tổng lực các ngành, đơn vị và người dân cùng chung tay hành động nhằm đảm bảo “Thủ đô sáng - xanh - sạch - đẹp” trong ngày hội lớn của dân tộc.

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025)

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025) sẽ diễn ra vào ngày 2/9/2025 tại Hà Nội. Theo kế hoạch, Chương trình sẽ bắt đầu vào lúc 6h30 với hoạt động rước đuốc truyền thống; tiếp đến là Nghi lễ Chào cờ; Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; Diễn văn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chương trình diễu binh, diễu hành…