Chuyên gia Ấn Độ: Việt Nam - quốc gia quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới
Việt Nam đã trải qua một năm 2024 vô cùng ấn tượng trong mắt bạn bè quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có cuộc phỏng vấn cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ SD Pradhan.

Theo ông SD Pradhan, trong năm 2024, Việt nam đã nâng cao vị thế trên toàn cầu và nổi lên như một trong những quốc gia quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Ông cho rằng Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, trong đó nổi bật nhất là trong 3 lĩnh vực: kinh tế, ngoại giao và quốc phòng.

Trong lĩnh vực kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thật đáng kinh ngạc, đạt gần 7% trong bối cảnh môi trường kinh tế thế giới không thuận lợi hiện nay. GDP của Việt Nam tới cuối năm nay dự kiến sẽ đạt khoảng 469 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.649 USD. Ông Pradhan nhận định có 4 yếu tố quan trọng đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu nói trên là cải cách kinh tế táo bạo; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các công ty chuyển dịch cơ sở sản xuất; xây dựng lực lượng lao động lành nghề; và hội nhập với các hoạt động thương mại và sản xuất toàn cầu. Chuyên gia Ấn Độ cũng lưu ý ảnh hưởng tích cực từ việc tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang phát triển, dẫn đến mức tiêu dùng nội địa cao hơn và thúc đẩy các lĩnh vực bán lẻ, bất động sản và dịch vụ. Theo ông Pradhan, một khía cạnh quan trọng góp phần cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam là sự kiên quyết trong đối phó với tham nhũng. Ông cho rằng Việt Nam đã trở thành hình mẫu về tăng trưởng kinh tế, được cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công nhận.

Về lĩnh vực ngoại giao, Việt Nam tiếp tục duy trì bản sắc “Ngoại giao cây tre” do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Trong thời gian ngắn, Việt Nam đã phát triển quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, Nhật Bản. Hàn Quốc, Australia, Pháp và Malaysia. Trước đó, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp tục phát huy đường lối của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong vài tháng qua, Việt Nam đã ký kết quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Pháp và Malaysia. Điều này ghi nhận công lao của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, những người đang đi theo đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “thêm bạn, bớt thù”. Điều quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới. Theo cựu quan chức này, quan điểm này được đánh giá rất cao.

Để duy trì đà phát triển của năm 2024 và đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong năm 2025, cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ cho rằng Việt Nam cần tiếp tục các chính sách trong lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, đồng thời chú trọng hơn đến khía cạnh an ninh. Về mặt kinh tế, áp lực phải đặt vào năng lượng tái tạo và tạo ra các trung tâm giao dịch bằng cách phát triển các cảng. Việt Nam cũng cần quan tâm đến nguồn lợi từ sông Mekong và tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững./.

Ngọc Thúy – Quang Trung

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ trao giải Vinfuture 2024

Tối qua 6/12, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture năm 2024. Thủ tướng mong muốn các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các đối tác quốc tế và trong nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ, ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả hơn nữa để Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển đột phá trong nâng cao năng lực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, vững bước bước vào kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước kết thúc hoạt động

Chiều 6/12, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 với sự tham gia của 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc. Theo đề án thực hiện Nghị quyết TƯ 18 của Chính phủ, uỷ ban này sẽ chính thức dừng hoạt động vào tháng 12/2024.

Không lấy đấu thầu làm nơi trú ẩn cho tiêu cực, tham nhũng

Chiều 6/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải đã chủ trì Phiên họp lần thứ 15 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được kết nối trực tuyến với 44 tỉnh, thành phố có các công trình, dự án đang được triển khai.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri tại Thanh Hoá

Ngày 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá đã có cuộc tiếp xúc cử tri tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, nhằm thông báo về kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, cũng như lắng nghe, giải đáp kiến nghị của cử tri. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và kết quả giải quyết, trả lời của cơ quan có thẩm quyền về các kiến nghị của cử tri tại cuộc tiếp xúc lần trước và kết quả chương trình hành động của Đại biểu Quốc hội năm 2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Đại hội Cựu Chiến Binh

Ngày 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024 - 2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6/12/1989 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Đại hội. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng - Đại tướng Phan Văn Giang; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trương ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc.

Sắp xếp tổ chức bộ máy là việc khó nhưng không thể không làm

Sáng 4/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 khoá XII ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18.

Nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu nhờ Chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là công cụ hữu hiệu, đặc biệt với kinh doanh xuất khẩu, mang lại giá trị gia tăng, giúp sản phẩm thâm nhập thị trường và phát triển nhanh chóng nhờ chất lượng và uy tín của sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản Việt Nam gắn với bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm nâng cao giá trị, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.