Kết hợp lý thuyết và thực hành giúp học sinh miền núi dễ dàng tiếp thu kiến thức. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN
Học sinh trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) tra cứu kiến thức tại thư viện điện tử để phục vụ cho bài học. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN
Học sinh dân tộc Mường Thanh Hóa tiếp cận tri thức mới nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN
Tiết Toán học dễ hiểu hơn nhờ bài giảng điện tử của giáo viên. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN
Công nghệ thông tin giúp học sinh miền núi không bị “bỏ lại phía sau” rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục miền núi và miền xuôi. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN
Tiết học lịch sử ở lớp 8B - trường Phổ thông DTNT THCS huyện Ngọc Lặc với những hình ảnh trực quan sinh động nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN
Học sinh trong tiết học công nghệ thông tin. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN
Công nghệ chắp cánh tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số
Nhờ chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số huyện miền núi khó khăn tỉnh Thanh Hóa từng bước đến gần với ước mơ tiếp cận tri thức thời đại 4.0. Học sinh dân tộc thiểu số được học công nghệ thông tin trên máy tính, tra cứu tài liệu thư viện điện tử, trực quan sinh động và tăng tính tương tác qua tiết học do giáo viên sáng tạo thiết kế bài giảng điện tử. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN