Đa dạng nguồn sinh kế, xóa vùng "lõi nghèo"
Lào Cai triển khai đồng bộ, lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp về thông tin và truyền thông, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp nông thôn, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, đào tạo nghề và giải quyết việc làm… đem lại hiệu quả cao trong giảm nghèo tại các xã nghèo.


Lào Cai đặt mục tiêu đầy thách thức cho năm 2025 là giảm tỷ lệ hộ nghèo tại 10 xã khó khăn trung bình đạt mức 11,45%. Để đạt được mục tiêu này, các địa phương đang tiếp tục đẩy mạnh các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ sản xuất, mở rộng cơ hội việc làm, đa dạng nguồn sinh kế nhằm mở hướng cho người dân thoát nghèo.

Phát triển du lịch cộng đồng, đa dạng sinh kế cho người dân Lào Cai
Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

*Đa dạng nguồn sinh kế

Lào Cai hiện có 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, còn được gọi là vùng "lõi nghèo" là: Hoàng Thu Phố, Lùng Cải (huyện Bắc Hà); Dền Thàng, Pa Cheo (huyện Bát Xát); Nậm Chày (huyện Văn Bàn); La Pan Tẩn, Tả Thàng, Tả Ngải Chồ, Dìn Chin, Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương). Đây là những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận dịch vụ, phúc lợi xã hội cơ bản khó khăn nhất và tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Để giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định, tiến tới từng bước xóa vùng "lõi nghèo", chính quyền các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đang tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế và đi làm việc tại công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Xã La Pan Tẩn (Mường Khương) đang là điểm sáng trong việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, góp phần giảm nghèo. Ông Sùng Dấu, Phó Chủ tịch UBND xã La Pan Tẩn cho biết, tính riêng năm 2024, xã có trên 420 lao động đi làm việc ở trong và ngoài tỉnh, nhiều lao động làm việc tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản... thu nhập ổn định từ 30 - 40 triệu đồng/người/tháng. Tính đến hết quý I/2025, xã có 26 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và có thêm nhiều người dân đăng ký.

Người thân anh Vàng Seo Dìn (thôn Sà San) cho biết, sau 4 tháng làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), anh đã gửi về nhà hơn 150 triệu đồng hoàn trả hết khoản vay vốn tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài. Đến nay, sau gần 1 năm, anh Dìn gửi được trên 300 triệu đồng về quê, góp phần hỗ trợ gia đình phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thực hiện tốt công tác đưa người lao động đi làm việc trong và ngoài nước, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm mạnh từ trên 62% (398 hộ) năm 2023 xuống còn khoảng 40,4% năm 2024 (265 hộ). Năm 2025, xã phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,44%. Để đạt mục tiêu này, La Pan Tẩn xác định chủ trương đưa người dân đi làm việc trong và ngoài nước là kênh giảm nghèo chủ lực của xã, từ đó đẩy mạnh tuyên truyền.

Theo ông Sùng Dấu, ngoài thông tin tuyên truyền qua các hội nghị, phiên giao dịch, tư vấn, giới thiệu việc làm..., xã đẩy mạnh truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh của xã hoặc ứng dụng mạng xã hội cho thấy hiệu quả cao. Hằng tuần, các thông tin tuyển dụng lao động được chia sẻ tại nhóm Facebook, Zalo của xã, thôn, của các tổ chức hội, đoàn thể góp phần đưa thông tin nhanh, kịp thời đến người lao động, giúp họ có thể trao đổi thông tin trực tiếp với cộng tác viên, tuyên truyền viên hoặc đơn vị tuyển dụng.

Năm 2025, xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà phấn đấu thoát khỏi nhóm 10 xã nghèo nhất của Lào Cai. Khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh địa phương, liên tục nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ hộ nghèo của Hoàng Thu Phố giảm trên 10%/năm. Năm 2024, tỷ lệ giảm nghèo đạt cao với 12,44% xếp thứ 4/18 xã, thị trấn của Bắc Hà. Năm 2025, xã đặt mục tiêu tỷ lệ giảm nghèo còn 9,23%, đưa số hộ nghèo còn lại ở mức dưới 30%; đưa thu nhập bình quân đầu người từ trên 35 triệu đồng/người/năm lên hơn 40 triệu đồng/người/năm.

Hiện thực hóa mục tiêu này, ông Lý Thành Long, Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Thu Phố cho biết, xã tiếp tục tập trung phát triển và mở rộng diện tích cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định từ nhiều năm qua như cây ăn quả ôn đới, chè, chăn nuôi lợn, gà bản địa, nuôi cá chép ruộng...

Hiện, xã có gần 200ha lê cùng trên 2.300 gốc chè shan tuyết cổ thụ là nguồn sinh kế giúp người dân từng bước thoát nghèo. Nằm ven ngay tuyến đường liên xã, quả đồi rộng hơn 1ha nhà anh Tráng Seo Khúa, thôn Hoàng Hạ được bao bọc bởi bạt ngàn cây lê. Trên diện tích này, anh trồng 2.700 gốc lê tai nung; trong đó, có hơn 400 gốc bước vào thời kỳ cho thu hoạch quả. Trung bình, mỗi năm, gia đình anh Khứa ước tính thu về hơn 100 triệu đồng từ lê, gấp 10 lần so với trồng ngô trên cùng đơn vị diện tích.

Anh Khứa cho biết, ban đầu, gia đình và người dân địa phương trồng lê chỉ với mục đích kinh doanh nông sản. Nhưng, vài năm gần đây, mỗi mùa lê nở hoa, thường xuyên có nhiều đoàn khách đến tham quan, chụp ảnh tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân bản địa. Ngoài ra, những gốc chè cổ thụ trăm tuổi được người dân bảo vệ, gìn giữ như báu vật, đem lại nguồn thu nhập ổn định khi lá chè bán được giá cao.

Người dân xã Na Hối (Bắc Hà) thu hoạch mận chín sớm. 
Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

*Triển khai đồng bộ, lồng ghép các giải pháp

Năm 2024, với sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân, tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất Lào Cai, hộ nghèo đã xuống còn 39,48%. Toàn tỉnh có 646 hộ thoát nghèo, đạt 103% so với mục tiêu kế hoạch.

Tỉnh Lào Cai vẫn đặt ra mục tiêu cho năm 2025 là giảm tỷ lệ hộ nghèo tại 10 xã khó khăn đạt bình quân từ 11,45% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, từ nay đến hết năm, Lào Cai triển khai đồng bộ, lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp về thông tin và truyền thông, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp nông thôn, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, đào tạo nghề và giải quyết việc làm… đem lại hiệu quả cao trong giảm nghèo tại các xã nghèo.

Theo đó, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thông tin và truyền thông về giảm nghèo. Tỉnh nâng cấp, hoàn thiện, cứng hóa 100% hệ thống đường giao thông liên thôn; đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội: văn hóa, giáo dục, y tế và một số công trình thiết yếu khác, đảm bảo điều kiện cho người dân các xã được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.

Lào Cai triển khai các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, cây dược liệu có thế mạnh của địa phương mang giá trị kinh tế hàng hóa phù hợp; phát triển, nhân rộng hiệu quả mô hình kinh tế tập thể tổ hợp tác, hợp tác xã, xây dựng thương hiệu OCOP; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Địa phương duy trì và nâng cao chất lượng mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi. Đồng thời, tỉnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp và phân luồng cho học sinh; định hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, phục vụ nhu cầu của tỉnh (du lịch, khai khoáng, dịch vụ...).

Tỉnh bảo đảm 100% người dân tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tham gia bảo hiểm y tế; phấn đấu 100% xã có tỷ lệ hộ nghèo cao đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; căn cứ nhu cầu thực tế xây dựng kế hoạch luân phiên bác sỹ xuống làm việc tại trạm y tế tối thiểu 2 ngày/tuần.

Các xã và cơ quan liên quan khảo sát chi tiết số lao động trong độ tuổi chưa có việc làm nhưng có nhu cầu học nghề, tìm kiếm việc làm mới; kết nối doanh nghiệp tổ chức 10 phiên/hội nghị tư vấn, giao dịch việc làm tại các xã cho 300 - 350 lượt người... Trong năm 2025, Lào Cai đặt mục tiêu đào tạo nghề cho khoảng 500 lao động nông thôn tại các xã nghèo./.

Tin liên quan

Tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc kết hợp với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp huyện miền núi tỉnh Ninh Bình phát triển sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Ghi nhận tại huyện miền núi Nho Quan.

Tin cùng chuyên mục

Tìm ‘cơ’ trong ‘nguy’

Chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ đã làm cả thế giới dậy sóng và Việt Nam nhanh chóng triển khai những biện pháp ứng phó nhằm vượt qua thách thức.

Ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4/2025: Kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng góp khoảng 4,8% GDP cả nước

Ngày 11/4 hằng năm được chọn Ngày Hợp tác xã Việt Nam nhằm tôn vinh và thúc đẩy vai trò của kinh tế hợp tác trong sự nghiệp phát triển đất nước. Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã (HTX), là thành phần kinh tế quan trọng, với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, có vai trò quan trọng về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội đối với đất nước. Theo số liệu thống kê, đóng góp của khu vực kinh tế tập thể, HTX vào GDP của cả nước trung bình đạt khoảng 4,8%; đóng góp gián tiếp khoảng 30% GDP cả nước thông qua giá trị gia tăng của kinh tế hộ thành viên. Khu vực kinh tế tập thể cung ứng cho thị trường từ 18% - 32% hàng lương thực, thực phẩm và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác, góp phần vào ổn định giá cả thị trường và kiềm chế lạm phát…

Cầu nối giữa các sáng kiến công nghệ và quá trình chuyển đổi số quốc gia

Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt ngày 9/4/2025 tại địa chỉ https://nq57.mst.gov.vn. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng thông tin điện tử được xây dựng nhằm tạo lập một nền tảng công khai, minh bạch và hiệu quả để tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiêu biểu – bao gồm cả những giải pháp, sản phẩm đã triển khai thành công và những giải pháp, sản phẩm mới, có tiềm năng ứng dụng trong tương lai. Đây không chỉ là công cụ hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, mà còn là cầu nối quan trọng giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2025: Không gian di sản văn hóa biển, đảo Khánh Hòa

Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2025 diễn ra từ ngày 10/4 - 27/6/2025 với gần 40 hoạt động, sự kiện sẽ là tâm điểm bùng nổ mùa du lịch hè, thu hút du khách đến với thành phố biển Nha Trang nổi tiếng. Các hoạt động, sự kiện hấp dẫn đáng chú ý gồm: Trại điêu khắc đá mỹ thuật toàn quốc; lễ hội kinh khí cầu Khánh Hòa với tên gọi “Biển, đảo yêu thương nhìn từ bầu trời”; hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Khánh Hòa gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”; lễ hội trầm hương; lễ hội áo dài; lễ hội ẩm thực quốc tế; lễ hội yến sào Khánh Hoà; con đường sách Festival Biển 2025; giải vô địch ván chèo đứng quốc tế - Nha Trang sup championship; đại cảnh lễ hội cầu ngư… Chương trình chính thức của Festival Biển 2025 diễn ra từ ngày 7 - 9/6/2025, với các hoạt động, sự kiện: Lễ khai mạc, chương trình canaval “Phố biển vào hội”, các hoạt động thể thao trên biển, chương trình nghệ thuật quốc tế “Về đây với biển”, Lễ bế mạc Festival Biển 2025.

Tôn vinh tiếng Việt: Nhịp cầu yêu thương tại Brussels

Tháng Tư về, Brussels vẫn nhộn nhịp với nhịp sống châu Âu hiện đại. Nhưng ở một góc nhỏ trong thư viện Muntpunt, thư viện lớn nhất ở thủ đô Brussels của Bỉ nơi lặng lẽ nuôi dưỡng tình yêu sách cho bao thế hệ, một làn gió mới vừa thổi qua. Lần đầu tiên, trên kệ sách của thư viện này, tiếng Việt - thứ ngôn ngữ giàu âm điệu và chan chứa hồn dân tộc - chính thức hiện diện như một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của Brussels. Đây không chỉ đơn thuần là những cuốn truyện mà còn là cầu nối những đứa trẻ xa quê với cội nguồn văn hóa của cha ông.

Văn hóa soi đường: Tinh hoa và khát vọng Việt Nam tỏa sáng tại UNESCO

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, tối 9/4, tại trụ sở của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO ) ở thủ đô Paris của Pháp, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình "Việt Nam - Tinh hoa văn hóa và khát vọng vươn mình", nhằm quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, đặc biệt là vận động UNESCO công nhận tranh dân gian Đông Hồ là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong triển khai các sáng kiến tài chính, ngân hàng của ASEAN

Ngày 9/4, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 12 (AFMGM 12) tại Kuala Lumpur, Đoàn đại biểu Bộ Tài chính Việt Nam do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dẫn đầu và Đoàn đại biểu Ngân hàng Nhà nước do Phó Thống đốc Nguyễn Đức Cảnh dẫn đầu đã có nhiều đóng góp tại hội nghị. Đây là các sự kiện thường niên trong khuôn khổ chuỗi Hội nghị cấp cao về hợp tác tài chính, ngân hàng ASEAN nhằm chia sẻ quan điểm và trao đổi về các vấn đề mang tính chiến lược của khu vực.