Bức tranh hoa sen với nhiều chi tiết, hoa văn nhỏ đã được hoàn thiện. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Bức tranh hoa sen với nhiều chi tiết, hoa văn nhỏ đang được người thợ kim hoàn Định Công đấu (hàn). Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Sản phẩm đậu bạc Định Công thường được sử dụng làm quà tặng trong và ngoài nước, những món quà thể hiện kỹ thuật, sự tinh tế, độ tinh xảo trong chế tác. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Từ sợi bạc nhỏ như sợi tóc, người thợ quay, đan, ghép 2 sợi thành một. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh (một trong 2 nghệ nhân còn lại của làng) đang chế tác sản phẩm. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Sản phẩm Đậu bạc Định Công chủ yếu là trang sức, đặc biệt là các loại trang sức nữ tính như vòng tay, hoa tai, nhẫn, trâm cài. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Giữ "lửa nghề" đậu bạc truyền thống Định Công (Hà Nội)
Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công (Hà Nội) có từ thời Tiền Lý, do 3 ông Tổ nghề là Trần Điền, Trần Điện và Trần Hòa truyền lại cho dân làng, viết lên những câu chuyện đầy tự hào về những người thợ tài hoa nơi đây. Sản phẩm đậu bạc của Định Công nức danh khắp đất kinh kỳ xưa, nhiều nghệ nhân được vào làm việc cho triều đình, nghề đậu bạc phát triển và trở thành 1 trong 4 nghề tinh hoa nhất kinh thành Thăng Long. Qua nhiều thăng trầm, hiện chỉ còn lại số ít người còn làm nghề, giữ lửa, truyền nghề để các thế hệ mai sau, từ những sợi bạc nhỏ như sợi tóc, ghép, chế tác các sản phẩm tinh xảo hình hoa, lá, cây, cỏ, động vật, những bức tranh lớn đến những sản phẩm nhỏ như nhẫn, vòng, hoa tai, mang đặc điểm riêng, không nơi nào có được, được khách hàng, cũng như các chuyên gia đánh giá rất cao cả về kỹ thuật và mỹ thuật. Ảnh: TTXVN