Hậu phương lớn miền Bắc với Đại thắng mùa Xuân 1975
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), miền Bắc giữ vai trò là hậu phương lớn của cả nước, cung cấp sức mạnh toàn diện về chính trị, quân sự, kinh tế và cả tinh thần cho chiến trường miền Nam. Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, vai trò của miền Bắc càng thể hiện rõ nét, góp phần quyết định giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, như Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa III tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã khẳng định: Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa... Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Chính sách hòa hợp dân tộc - trụ cột trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có bài viết: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". Trong bài viết, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chính sách hòa hợp dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước xác định là lựa chọn chiến lược lâu dài, là trụ cột trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hòa hợp dân tộc không có nghĩa là quên lãng lịch sử hay xóa nhòa sự khác biệt, mà là chấp nhận những góc nhìn khác nhau trong tinh thần bao dung và tôn trọng, để cùng hướng tới mục tiêu lớn hơn: xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hùng mạnh, văn minh, thịnh vượng, để các thế hệ mai sau không bao giờ phải chứng kiến chiến tranh, chia ly và hận thù, mất mát như cha ông từng đối mặt.

Tiếp tục viết nên một bản hùng ca mới

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có bài viết: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". Trong bài viết, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Cách đây 50 năm, dân tộc Việt Nam đã viết nên một bản anh hùng ca chói lọi bằng ý chí sắt đá và bản lĩnh kiên cường - đó là bản hòa ca của ý chí, quyết tâm, thống nhất và hòa bình. Nửa thế kỷ sau, chính dân tộc ấy đang tiếp tục viết nên một bản hùng ca mới - bản hòa ca của đổi mới, hội nhập, phát triển và ý chí vươn lên mạnh mẽ trong thế kỷ XXI.

Chiến thắng 30/4/1975: Thắng lợi của dân tộc anh hùng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có bài viết: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". Trong bài viết, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện trọng đại - ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Gần 800 phóng viên trong và ngoài nước tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) chính thức khai trương tại Trụ sở Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh, 14 Alexandre de Rhodes, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh vào sáng 27/4/2025. Trung tâm Báo chí là nơi tổ chức điều hành và hướng dẫn các hoạt động báo chí liên quan lễ kỷ niệm cho các phóng viên trong nước và nước ngoài cung cấp thông tin về các hoạt động của lễ kỷ niệm; cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động tác nghiệp của phóng viên; xử lý các yêu cầu hoạt động báo chí của phóng viên… Trong dịp này, đã có 169 phóng viên quốc tế của 39 hãng thông tấn báo chí và 17 quốc gia; hơn 630 phóng viên của 81 cơ quan báo chí trong nước đăng ký tác nghiệp.

Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành sáng 30/4/2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 30/4/2025, TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Lễ diễu binh, diễu hành chính thức diễn ra vào 6 giờ 30 phút ngày 30/4/2025, cùng thời điểm với Lễ kỷ niệm cấp quốc gia. Sau khi đi qua Hội trường Thống Nhất, lực lượng diễu binh, diễu hành chia làm 4 hướng và di chuyển về điểm tập kết. Các tuyến đường đoàn đi qua đều có màn hình LED cỡ lớn giúp người dân dễ dàng theo dõi. Theo Ban Tổ chức, Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức diễn ra vào 6 giờ 30 phút ngày 30/4/2025, cùng thời điểm với lễ kỷ niệm. Ngoài việc theo dõi trực tiếp trên đường, người dân dự lễ kỷ niệm tại khu vực trung tâm có thể theo dõi diễu binh, diễu hành qua 20 màn hình lớn. Bên cạnh đó, người dân có thể theo dõi lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành trên các sóng truyền hình, các nền tảng mạng xã hội.

Hà Nội: Chuỗi hoạt động và sự kiện dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5/2025, ngành Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và chuẩn bị chu đáo cho việc đón khách du lịch đến Thủ đô Hà Nội trong 5 ngày nghỉ lễ. Tiêu biểu là: Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại khu phố cổ Hà Nội; Trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia; Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp “Vang mãi khúc khải hoàn”, điểm cầu tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội… Đặc biệt, trong 2 ngày 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ban quản lý Lăng tổ chức hỗ trợ nước uống, sữa và bánh mỳ phục vụ nhân dân và du khách đến viếng Lăng Bác.

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Đỉnh cao thắng lợi của chiến tranh cách mạng Việt Nam

Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc vốn đã đầy ắp những sự kiện, nhưng càng trở nên phong phú, sinh động hơn bởi trong đó có Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (diễn ra từ ngày 26 - 30/4/1975). Đây là chiến dịch quyết chiến chiến lược lớn nhất của quân và dân ta đánh vào trung tâm đầu não và lực lượng quan trọng nhất của chính quyền, quân đội nguỵ ở Sài Gòn-Gia Định và các vùng phụ cận, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tròn nửa thế kỷ đã trôi qua, Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn là đỉnh cao thắng lợi của chiến tranh cách mạng Việt Nam, ghi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam những trang vàng chói lọi nhất, khẳng định tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc cho đến ngày nay.

‘Biển người’ vẫn không ngừng đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh chờ xem diễu binh sáng 30/4

Khuya ngày 29/4, đông đảo người dân từ khắp nơi vẫn đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để chờ xem lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Không khí háo hức lan tỏa khắp các tuyến đường, đặc biệt là khu vực quanh đường Lê Duẩn và các tuyến đường nơi có lực lượng diễu binh, diễu hành đi qua.