Hiệu quả từ mô hình du lịch nông nghiệp hữu cơ gắn với bảo tồn văn hóa bản địa
Du lịch nông nghiệp hữu cơ gắn với bảo tồn văn hóa bản địa đang mở ra hướng đi bền vững cho vùng núi Ninh Tây, Khánh Hòa.


Biểu diễn văn hóa truyền thống của người Ê Đê phục vụ du khách. Ảnh: Đặng Tuấn –TTXVN
Đặng Anh Tuấn

Nơi núi rừng xã Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), giáp với tỉnh Đắk Lắk, tiếng cồng chiêng của đồng bào Ê Đê vẫn vang vọng giữa không gian thanh bình với những mái nhà và vườn trái cây xanh mướt. Người dân gắn bó với nghề nông và dành trọn tâm huyết để gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa của dân tộc bản địa.

Ông Nguyễn Minh Thành, chủ một trang trại được xây dựng theo mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn tiêu biểu ở xã Ninh Tây đang từng bước kết hợp các cơ sở để trở thành điểm đến trải nghiệm văn hóa đặc sắc. Không chỉ sản xuất nông sản sạch, trang trại này còn là “sân khấu” để những điệu múa, nhịp cồng, tiếng chiêng truyền thống của người Ê Đê vang lên, kết nối cộng đồng và lan tỏa giá trị văn hóa.

Ông Thành chia sẻ: Kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và du lịch là giải pháp cho nông sản của trang trại, tạo cầu nối để du khách hiểu rõ hơn về quy trình canh tác hữu cơ và giá trị của sản phẩm. Khi tận mắt thấy tâm huyết của người nông dân, du khách sẵn sàng mua nông sản với giá cao hơn vì họ thấy được giá trị thật sự của từng sản phẩm.

Từ vùng đất đồi hoang hóa, ông Thành đã xây dựng trang trại thành một hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn. Ban đầu tập trung trồng trọt với phân hữu cơ và canh tác tự nhiên, ông Thành dần mở rộng theo hướng du lịch nông nghiệp nhằm giải bài toán thị trường cho sản phẩm sạch. Điều khiến trang trại trở nên đặc biệt chính là sự kết hợp giữa nông nghiệp và giới thiệu văn hóa bản địa để du khách trải nghiệm. Du khách không chỉ tham quan, cảm nhận quy trình sản xuất, mà còn hòa mình vào không gian văn hóa Ê Đê – từ tiếng cồng chiêng, múa xoang đến các món ăn dân dã...

Giới thiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ với du khách. 
Ảnh: Đặng Tuấn –TTXVN

Tại xã Ninh Tây, thế hệ trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Ê Đê. Vào mỗi tối thứ Bảy, tại điểm du lịch này, anh Y Tem, giáo viên tiểu học cùng người dân biểu diễn văn hóa, văn nghệ. Những âm thanh của cồng chiêng, giai điệu dân ca không chỉ là lời ca tiếng hát, mà còn là nhịp sống, bản sắc văn hóa của người Ê Đê. “Từ nhỏ, tôi đã được cha truyền dạy cách chơi cồng chiêng, những bài hát truyền thống của dân tộc. Lớn lên, tôi lại có cơ hội để truyền dạy những giá trị ấy cho thế hệ trẻ”, anh Y Tem chia sẻ với niềm tự hào.

Dù bận rộn nhưng sau giờ lên lớp, Y Tem luôn dành thời gian cùng người dân tập luyện cồng chiêng, hát dân ca, dẫn chương trình trong các lễ hội truyền thống. Nhờ những người trẻ tâm huyết như anh Y Tem, văn hóa cồng chiêng và giá trị văn hóa bản địa của người Ê Đê được bảo tồn, trao truyền cho thế hệ trẻ, trở thành niềm tự hào của cộng đồng.

Ông Y Hy, Bí thư Đảng ủy xã Ninh Tây nhấn mạnh: "Với người Ê Đê, cồng chiêng là một loại nhạc cụ, báu vật thiêng liêng, phương tiện để con người giao tiếp với các thần linh. Cồng chiêng luôn hiện diện trong các lễ hội quan trọng như lễ bỏ mả, mừng lúa mới, đâm trâu, cúng bến nước... Mỗi dịp cồng chiêng ngân vang là mỗi lần các thế hệ trong buôn làng cùng nhau hội tụ, đoàn kết và giữ gìn văn hóa dân tộc. Người Ê Đê ở xã Ninh Tây hiện có khoảng 3.000 người và cồng chiêng là phần không thể thiếu trong đời sống của họ. Chúng tôi vẫn luôn cố gắng duy trì các lễ hội truyền thống, gìn giữ tiếng cồng chiêng. Đây là cách để giữ gìn và truyền dạy văn hóa cho con cháu, giúp các thế hệ trẻ không quên nguồn cội của mình”.

Du khách Lê Anh Tiến đến từ Đà Nẵng chia sẻ, anh rất ấn tượng với trang trại nông nghiệp hữu cơ. Không chỉ được tìm hiểu mô hình canh tác hữu cơ, anh còn được thưởng thức những món ăn độc đáo của người bản địa, tham gia vào các hoạt động văn hóa thú vị. Đây thực sự là trải nghiệm đáng nhớ.

Du khách thưởng thức tiết mục biểu diễn nghệ thuật của đồng bào dân tộc Ê Đê. 
Ảnh: Đặng Tuấn –TTXVN

Du lịch nông nghiệp hữu cơ gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa đang mở ra một hướng đi mới cho vùng miền núi xã Ninh Tây. Sau nhiều năm nỗ lực đầu tư và phát triển, trang trại của ông Nguyễn Minh Thành đã được cấp chứng nhận kinh doanh lưu trú, đảm bảo tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mới đây, đoàn chuyên gia từ Framstay Việt Nam – đơn vị nổi tiếng với các chương trình du lịch trải nghiệm nông nghiệp xuyên Việt đã khảo sát tại thị xã Ninh Hòa. Ông Phạm Thanh Tùng, chuyên gia về du lịch nông nghiệp hữu cơ Framstay Việt Nam cho biết: Du lịch nông nghiệp hữu cơ không chỉ là hình thức tham quan, trải nghiệm canh tác mà còn là cầu nối giữa người tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp sạch, gắn liền với bảo tồn văn hóa bản địa. Mô hình này mang lại lợi ích kép, hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm với giá cao hơn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương, giúp bảo tồn văn hóa bản địa.

Du lịch nông nghiệp hữu cơ gắn với bảo tồn văn hóa bản địa đang mở ra hướng đi bền vững cho vùng núi Ninh Tây, Khánh Hòa. Đây không chỉ là cách nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, mà còn là cầu nối đưa du khách đến gần hơn với thiên nhiên, con người và văn hóa địa phương./.


Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế

Sáng 20/5, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham dự của các thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các định chế tài chính quốc tế, công ty luật, ngân hàng đến từ trong nước và nước ngoài. Hội nghị lần này kế tiếp một chuỗi sự kiện Việt Nam đã tiến hành thời gian qua.

Nha Trang vào top 15 điểm đến hàng đầu thế giới mùa hè 2025

Theo báo cáo công bố tháng 5/2025 của Viện Kinh tế Mastercard (Mastercard Economics Institute - MEI), thành phố Nha Trang xếp thứ 11 trong danh sách 15 điểm đến du lịch hàng đầu thế giới mùa hè năm 2025. Đây là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng.

Thông tin về cầu Tứ Liên mới được khởi công xây dựng

Sáng 19/5/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa có tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Dự án cầu Tứ Liên là dự án quan trọng được lãnh đạo Đảng, Chính phủ rất quan tâm, yêu cầu cần sớm triển khai, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 27/11/2024 và Nghị quyết số 77/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Đây là công trình cầu vượt sông Hồng đầu tiên khởi công trong năm 2025 để tạo đà tiếp tục khởi công 6 công trình cầu lớn như cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (Vành đai 4), cầu Vân Phúc…

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cả cuộc đời vì nước, vì dân

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản anh hùng ca vĩ đại về sự hy sinh, tận hiến cho độc lập dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của Nhân dân. Người không chỉ làm nên lịch sử mà còn để lại di sản tinh thần vô giá cho dân tộc Việt Nam. Người là biểu tượng sinh động nhất cho khát vọng tự do, là cội nguồn mọi thắng lợi của đất nước. Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức của người cách mạng - phẩm chất tận trung với nước, tận hiếu với dân. Đó là tài sản tinh thần vô giá mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta nguyện suốt đờihọc tập, làm theo, là ngọn đèn soi sáng cho con đường phát triển bền vững của đất nước hôm nay và mai sau.

Tư tưởng Hồ Chí Minh: Nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai (Phần 3 và hết)

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”. Trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng định: Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ soi sáng chặng đường đã qua, mà còn tỏa sáng như một nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai. Việc tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu thường xuyên và bức thiết. Chúng ta cần học Bác mỗi ngày - học từ điều lớn đến điều nhỏ, học ở tầm lý tưởng nhưng cũng học trong từng hành vi ứng xử, từng việc làm cụ thể. Học Bác để sống có lý tưởng, có kỷ cương, biết yêu thương, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Học Bác không phải để ca ngợi Người một cách hình thức, mà để tiếp thêm niềm tin, động lực, bản lĩnh cho công cuộc dựng xây đất nước hôm nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh: Nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai (Phần 2)

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”. Trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng định: Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ soi sáng chặng đường đã qua, mà còn tỏa sáng như một nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai. Việc tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu thường xuyên và bức thiết. Chúng ta cần học Bác mỗi ngày - học từ điều lớn đến điều nhỏ, học ở tầm lý tưởng nhưng cũng học trong từng hành vi ứng xử, từng việc làm cụ thể. Học Bác để sống có lý tưởng, có kỷ cương, biết yêu thương, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Học Bác không phải để ca ngợi Người một cách hình thức, mà để tiếp thêm niềm tin, động lực, bản lĩnh cho công cuộc dựng xây đất nước hôm nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh: Nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai (Phần 1)

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”. Trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng định: Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ soi sáng chặng đường đã qua, mà còn tỏa sáng như một nguồn cảm hứng bất tận cho hiện tại và tương lai. Việc tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu thường xuyên và bức thiết. Chúng ta cần học Bác mỗi ngày - học từ điều lớn đến điều nhỏ, học ở tầm lý tưởng nhưng cũng học trong từng hành vi ứng xử, từng việc làm cụ thể. Học Bác để sống có lý tưởng, có kỷ cương, biết yêu thương, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Học Bác không phải để ca ngợi Người một cách hình thức, mà để tiếp thêm niềm tin, động lực, bản lĩnh cho công cuộc dựng xây đất nước hôm nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nền tảng định hướng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới (Phần 6)

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”. Trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng định: Hơn nửa thế kỷ từ khi Bác đi xa, tư tưởng và tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục soi đường, dẫn dắt dân tộc Việt Nam gặt hái nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn gần 40 năm Đổi mới đã chứng minh rõ: Mỗi chủ trương đúng đắn của Đảng, mỗi chính sách hợp lòng dân đều phản ánh sự kế thừa và phát huy sáng tạo tư tưởng của Bác. Ngày nay, trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế cho đến quốc phòng, an ninh và đối ngoại, chúng ta đều thấy rõ dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng định hướng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nền tảng định hướng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới (Phần 5)

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”. Trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng định: Hơn nửa thế kỷ từ khi Bác đi xa, tư tưởng và tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục soi đường, dẫn dắt dân tộc Việt Nam gặt hái nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn gần 40 năm Đổi mới đã chứng minh rõ: Mỗi chủ trương đúng đắn của Đảng, mỗi chính sách hợp lòng dân đều phản ánh sự kế thừa và phát huy sáng tạo tư tưởng của Bác. Ngày nay, trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế cho đến quốc phòng, an ninh và đối ngoại, chúng ta đều thấy rõ dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng định hướng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nền tảng định hướng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới (Phần 4)

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”. Trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng định: Hơn nửa thế kỷ từ khi Bác đi xa, tư tưởng và tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục soi đường, dẫn dắt dân tộc Việt Nam gặt hái nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn gần 40 năm Đổi mới đã chứng minh rõ: Mỗi chủ trương đúng đắn của Đảng, mỗi chính sách hợp lòng dân đều phản ánh sự kế thừa và phát huy sáng tạo tư tưởng của Bác. Ngày nay, trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế cho đến quốc phòng, an ninh và đối ngoại, chúng ta đều thấy rõ dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng định hướng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.