Hoa mọc tự nhiên ở các xã Nậm Khắt, Púng Luông hay Dế Xu Phình, trong đó nơi có nhiều tớ dày nhất là xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải). Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
Theo đồng bào ở đây, khoảng 300 năm trước, khi người Mông đến định cư trên mảnh đất này đã có loại cây Tớ Dày. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
Những chùm hoa lung linh khoe sắc dưới nắng Xuân tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp trên mảnh đất Mù Cang Chải. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
Những chùm hoa Tớ Dày khoe sắc hồng rực thu hút du khách mỗi khi đến với vùng cao Mù Cang Chải. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
Hoa Tớ Dày nở cũng là lúc những chàng trai, cô gái Mông xúng xính trong bộ váy mới cùng nhau đi du Xuân. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
Cùng với vẻ đẹp thuần khiết, cây Tớ Dày còn có tác dụng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
Loài hoa này như một biểu tượng báo hiệu mùa Xuân, báo hiệu cho một vụ mùa mới. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
Hoa tớ dày có thân gỗ, chỉ mọc và nở hoa ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
Hoa Tớ Dày được người dân vùng cao Mù Cang Chải trồng quanh nhà. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
Hoa Tớ Dày khoe sắc ở vùng cao Mù Cang Chải
Đến với huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái), du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh núi non hùng vĩ, vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang trải dài cao vút đến lưng trời cùng với sự thuần khiết của một loài hoa rừng mang tên Tớ Dày. Theo người Mông nơi đây, Tớ Dày là loại hoa rừng thuộc họ hoa đào, thường gọi là “Pằng tớ dảy” dịch theo nghĩa tiếng Việt là “hoa đào rừng”. Loại hoa này chỉ có năm cánh hồng với nhụy dài, nở thành từng chùm. Thời điểm hoa nở rộ, nhuộm hồng các đỉnh núi kéo dài từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1 dương lịch. Loài hoa này như một biểu tượng báo hiệu mùa Xuân, báo hiệu cho một vụ mùa mới đối với đồng bào Mông vùng cao Mù Cang Chải. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN