Hội nhập sâu rộng vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại
Trong bài diễn văn tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngay 30/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Sau 50 năm thống nhất đất nước, gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, từ một nước nghèo nàn, lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị bao vây, cô lập, đến nay Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập tiệm cận trung bình cao, hội nhập sâu rộng vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại, đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, có vai trò chủ động, tích cực tại nhiều tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương quan trọng. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm.

Tin cùng chuyên mục

7 bài học kinh nghiệm có giá trị sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta

Trong bài diễn văn tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngay 30/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Đại thắng mùa Xuân 1975 để lại những bài học kinh nghiệm có giá trị sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Đó là (1) Bài học về phát huy sức mạnh của Nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; (2) Bài học về phát huy cao độ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc; tinh thần độc lập, tự chủ, anh dũng, kiên cường; ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; (3) Bài học về giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xác định đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của cách mạng Việt Nam...

Nguồn gốc Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong bài diễn văn tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngay 30/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng; từ đường lối chiến tranh nhân dân, tiến hành bằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế; từ sự kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và nghệ thuật chọn đúng thời cơ, tập trung lực lượng tiến hành tổng tấn công và nổi dậy; từ sức mạnh của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam, với tinh thần: Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người; xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; từ sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, chí nghĩa, chí tình và hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em; của tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào - Campuchia; của nhân dân và các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới, trong đó có cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Đặc biệt, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nhân loại thế kỷ XX.

Ngắm toàn cảnh khối diễu binh trên đường Lê Lợi

Từ trên cao, khối diễu binh trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam hiện lên như một bức tranh sống động, hòa quyện giữa màu sắc rực rỡ của trang phục, cờ hoa và nhịp điệu mạnh mẽ của từng bước chân.

Ngắm các khối diễu binh từ trên cao

Trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, nhìn từ trên cao, các khối diễu binh như một dải màu sắc sống động, hòa quyện giữa những bước chân đều đặn, cờ hoa rực rỡ, trong sự chào đón hân hoan của người dân hai bên đường.

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc

Trong bài diễn văn tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngay 30/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Đại thắng mùa Xuân 1975 là mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; đánh dấu sự kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu kiên cường 30 năm giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới; đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Một số bức ảnh tiêu biểu của Thông tấn xã Việt Nam về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với nhiệm vụ của mình, lực lượng phóng viên của Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã ở trên tuyến đầu của công tác thông tin, góp phần phản ánh một trong những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Những người "lính" thông tấn đã sát cánh cùng các lực lượng tác chiến trên từng mũi tiến quân, tiến vào giải phóng Sài Gòn và tất cả các địa phương trong cuộc tiến công - nổi dậy thần tốc. Thông tin, hình ảnh và những bài tường thuật nóng hổi của phóng viên Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng được phát đi làm nức lòng nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Đặc biệt, ngày 30/4/1975, nhiều phóng viên Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã chứng kiến và ghi lại những khoảnh khắc đắt giá của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đóng góp vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong công cuộc kháng chiến cứu quốc, đội ngũ đông đảo những người làm báo của Thông tấn xã Việt Nam đã thực sự là những nhà báo - chiến sĩ. Với hơn 260 liệt sĩ, Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan báo chí có số nhà báo hy sinh nhiều nhất trong số các cơ quan báo chí cả nước.

Kinh tế Việt Nam - một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới, quy mô kinh tế tăng gần 100 lần so với năm 1986, thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 100 USD năm 1975 lên gần 5.000 USD năm 2024. Việt Nam lọt vào nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; nằm trong nhóm 20 nền kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất thế giới từ năm 2019 đến nay, là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi”

Kể từ khi ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng ngày 5/6/1911, chưa lần nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh được trở về thăm lại miền Nam và đồng bào Nam Bộ. Đối với Bác, nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời là miền Nam chưa được giải phóng, nước nhà chưa được thống nhất. Bác nhiều lần nói rằng: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi ”. Cho đến trước lúc đi xa, trong Bản Di chúc, Người đã dành tình cảm, niềm tin mãnh liệt cho đồng bào miền Nam, cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc. Người viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”. Đáp lại tình cảm của Bác, nhân dân miền Nam, cùng với quân dân cả nước đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, làm nên đại thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.