Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 17/9, tại thủ đô Viêng Chăn, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 56 đã khai mạc, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Công Thương Lào Malaythong Kommasith, cùng các Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên ASEAN và Timor Leste.
Quang cảnh Hội nghị.
Ảnh: Xuân Tú - PV TTXVN tại Lào

Phát biểu khai mạc, ông Malaythong Kommasith cho biết Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 thể hiện cam kết của các thành viên ASEAN sẽ tiếp tục hợp tác tổ chức triển khai tầm nhìn xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 và xác định tầm nhìn xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2045.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực đang biến đổi phức tạp, đặc biệt là tình hình kinh tế và tài chính trong khu vực và thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với những bất ổn do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và xung đột địa chính trị trong khu vực và quốc tế, đòi hỏi các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết và hợp tác chặt chẽ để tìm ra các biện pháp phù hợp trong việc giải quyết những thách thức này và sẵn sàng thực hiện khẩu hiệu của ASEAN trong năm 2024 là “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường”.

Bộ trưởng Công Thương Lào cho biết thêm những sự kiện trên đã tạo cơ hội và thách thức đối với khu vực ASEAN, cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN trung bình là 4,1% trong năm 2023 và dự kiến sẽ tăng lên 4,6% trong năm 2024. Đầu tư vào ASEAN đã tăng lên 0,3%, từ 229 tỷ USD trong năm 2022 đến 230 tỷ USD trong năm 2023. Giá trị thương mại hàng hóa ASEAN giảm xuống 1,2% từ 3.846 tỷ USD trong năm 2022 xuống 3.525 tỷ USD trong năm 2023 và dự kiến sẽ tăng lên 3.617 tỷ USD trong năm 2024.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Công Thương Lào kêu gọi các bộ trưởng ủng hộ và đóng góp ý kiến trực tiếp mang tính xây dựng để tạo sự tự cường cho Cộng đồng kinh tế ASEAN và đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân các nước ASEAN, khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì hợp tác với bên ngoài.

Các đại biểu cũng đã tập trung nghiên cứu thảo luận sâu nhiều vấn đề nổi bật nhằm đưa khu vực ASEAN trở thành khu vực thu hút đầu tư nước ngoài và sẵn sàng đối phó với tình hình biến đổi hiện nay như thảo luận sâu các vấn đề liên quan đến tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác ưu tiên quan trọng trong năm 2024; tiến độ xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 và tầm nhìn đến năm 2045; kế hoạch phát triển bền vững của ASEAN và hợp tác kinh tế với bên ngoài./.

Tin liên quan

Đối thoại chính sách nông nghiệp: Cơ hội lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản

Ngày 20/8, tại Tokyo, Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), Trung tâm ASEAN – Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị “Đối thoại Chính sách thương mại và đầu tư nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản”.

Tin cùng chuyên mục

TTXVN nhấn mạnh nguyên tắc đạo đức báo chí trong kỷ nguyên số

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Liên bang Nga, Đoàn Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu ngày 15/9 đã tham dự cuộc họp lần thứ 53 Ban chấp hành Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương (OANA) để thảo luận về các khía cạnh đạo đức của truyền thông hiện đại, đặc biệt là trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MẠNH MẼ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG, YÊU CẦU CẤP BÁCH CỦA GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI

Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MẠNH MẼ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG, YÊU CẦU CẤP BÁCH CỦA GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI”. Sau đây là nội dung bài viết:

Nguy cơ dịch bệnh 'bủa vây' sau lũ, người dân cần làm gì?

Tại các vùng lũ lụt, cuộc sống tạm bợ, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, môi trường ô nhiễm rất dễ gây ra các loại dịch bệnh. Người dân vùng lũ cần cảnh giác với những bệnh gì và cần làm gì để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh. Mời quý vị cùng lắng nghe BS. Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Sâu đậm ấn tượng Việt Nam trong lòng một đảng viên Đảng Cộng sản Đức

Vào thời điểm đế quốc Mỹ đang xâm lược Việt Nam, cậu bé học sinh 14 tuổi Stefan Natke đã định hướng chính trị cánh tả, tham gia phát tờ rơi vận động người dân Đức tham gia biểu tình chống chiến tranh và ủng hộ Việt Nam chiến thắng. Ngày nay, trên cương vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên bang Đảng Cộng sản Đức kiêm Chủ tịch đảng Cộng sản Đức tại Berlin, đồng chí Natke vẫn nhớ những tác phẩm để đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh – được ông gọi là dấu ấn không thể nào quên đối với thế hệ của ông.

Mô hình Dân vận khéo gắn với lợi ích của người dân

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, các Cấp ủy Đảng-chính quyền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nỗ lực triển khai phong trào dân vận khéo bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, qua đó huy động sức mạnh của Khối Đại đoàn kết toàn dân. Đặt lợi của dân lên trên hết, trước hết, các phong trào Dân vận khéo đã tạo được niềm tin, sự đồng thuận cao trong nhân dân, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.