Khơi dậy tinh thần tự nguyện hiến "đất vàng" tại thành phố Đồng Xoài
Sự đồng thuận hiến “đất vàng” của người dân thành phố Đồng Xoài không chỉ là hành động tự nguyện mà còn thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của chính quyền và kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng


Công trình tại suối Đá cơ bản hoàn thành sau khi được người dân hiến đất. 
Ảnh: K GỬIH -TTXVN

Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà", lãnh đạo thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) đã vận động, tuyên truyền; qua đó, khơi dậy tinh thần tự nguyện hiến đất trong nhân dân cho các công trình, dự án trọng điểm. Với kết quả ấn tượng, hơn 130ha đất được trao đi không chỉ giúp giải phóng mặt bằng nhanh chóng mà còn lan tỏa mạnh mẽ ý thức trách nhiệm cộng đồng, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của thành phố.

*Lan tỏa hiến “đất vàng” quy mô lớn

Trong suốt thời gian qua, bất kể ngày, đêm, lãnh đạo thành phố Đồng Xoài cùng các phòng, ban chuyên môn và chính quyền các phường, xã đã không quản ngại khó khăn, trực tiếp đến từng hộ dân để động viên, lắng nghe và vận động người dân thuộc diện giải phóng mặt bằng bàn giao đất. Sự sâu sát, quyết liệt và tinh thần trách nhiệm cao của các cấp lãnh đạo đã tạo được niềm tin, sự đồng thuận lớn trong nhân dân, mang lại những kết quả vượt mong đợi.

Điển hình, hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Tâm ở phường Tân Xuân đã tự nguyện hiến 1,8 ha đất và cây trồng cho dự án trọng điểm, tăng cường khả năng thoát lũ suối Rạt. Phần đất quý giá này sau khi được san ủi đã tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thi công triển khai dự án một cách nhanh chóng.

Ông Nguyễn Thanh Tâm chia sẻ: “Nhà nước thực hiện dự án nạo vét suối Rạt là một chủ trương đúng đắn, tôi hoàn toàn ủng hộ và tự nguyện hiến đất. So với giá trị vật chất, lợi ích chung mà dự án mang lại lớn hơn rất nhiều. Tôi mong công trình sớm hoàn thành để người dân không còn cảnh ngập úng, giao thông thuận tiện, cảnh quan cũng đẹp hơn”.

Ông Nguyễn Thành Năng ở phường Tân Xuân hiến hơn 0,6 ha đất cao su. Ảnh: K GỬIH -TTXVN
K Gửi H

Tại ấp 2, xã Tiến Hưng, nơi dự án suối Rạt đi qua, không khí đồng thuận hiến đất cũng diễn ra sôi nổi. Nhiều hộ dân không ngần ngại cắt bỏ những vườn chôm chôm, cao su đang trong thời kỳ thu hoạch, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh Phạm Văn Thép, một người dân tiêu biểu, chia sẻ: “Gia đình tôi đã hiến hơn 0,6 ha đất, bao gồm cả 150 cây chôm chôm và gần 250 cây cao su. Sau khi được chính quyền địa phương vận động, chúng tôi nhận thấy đây là việc làm vì lợi ích chung nên sẵn sàng hỗ trợ hết mình”.

Song song với dự án suối Rạt, Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.753 khởi công từ tháng 12/2024 cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân. Nhờ công tác tuyên truyền hiệu quả về mục đích và ý nghĩa của công trình, đa số người dân sinh sống dọc tuyến đường đều đồng thuận và nhanh chóng bàn giao mặt bằng. Ông Thạch Nhị, Trưởng khu phố Phước An (phường Tân Xuân), người có uy tín trong cộng đồng, đã trở thành cầu nối quan trọng, góp phần vận động người dân hiến đất cho cả dự án ĐT.753 và suối Rạt. Ông Nhị cho biết, người dân đều nhận thức rõ lợi ích lâu dài của các dự án và mong muốn công trình được triển khai đúng tiến độ.

Theo ông Ngô Hồng Khang, Quyền Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài, thực hiện chủ trương của Thành ủy, UBND thành phố về vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông theo quy hoạch, đơn vị đã nhận được sự ủng hộ to lớn từ người dân. Sức mạnh của sự đồng thuận này đã giúp công tác vận động diễn ra thuận lợi và tạo thành một phong trào sâu rộng. Các công trình như đường Phan Bội Châu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, các tuyến đường Võ Văn Tần, Trường Chinh, đường 21… và đặc biệt là dự án tại suối Rạt đang được triển khai tích cực nhờ sự đóng góp quý báu về đất đai của người dân.

“Giải pháp then chốt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích của từng dự án, từ đó tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, sự dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo và đồng lòng của cả hệ thống chính trị cũng đóng vai trò quyết định. Một kinh nghiệm quý báu của Đồng Xoài là giao chỉ tiêu vận động hiến đất theo quy hoạch cho từng tuyến đường hàng năm”, ông Khang nhấn mạnh.

Trong bối cảnh “tấc đất tấc vàng”, việc thành phố Đồng Xoài huy động được hàng trăm ha đất tự nguyện hiến tặng từ người dân, với giá trị ước tính hàng tỷ đồng là việc làm vô cùng ấn tượng. Thành quả này đã minh chứng sâu sắc cho lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đây là bài học sâu sắc về vai trò của nhân dân, cho thấy khi mọi chủ trương, chính sách được công khai, minh bạch và vì lợi ích của cộng đồng sẽ luôn nhận được sự hưởng ứng, đồng lòng cao nhất.

Dự án tăng cường khả năng thoát lũ suối Rạt đang triển khai sau khi người dân hiến đất hai bên. 
Ảnh: K GỬIH -TTXVN

*Hiến “đất vàng”, kỳ vọng niềm tin

Sau khi tự nguyện hiến “đất vàng”, điều người dân Đồng Xoài quan tâm hiện nay là việc hiện thực hóa những cam kết của chính quyền. Theo ông Phạm Văn Quyết, Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp 2 (xã Tiến Hưng), qua các buổi họp triển khai làm đường hai bên suối, gia đình ông cũng như các hộ có đất dọc suối Rạt đã thống nhất hiến đất. Là một cán bộ ấp, ông gương mẫu đi đầu cắt 300 cây cao su và cùng bà con tích cực vận động con cháu hiến đất. Trước hết là để chính gia đình mình thuận tiện đi lại, chăm sóc vườn tược, có đường sá khang trang. Ông Phạm Văn Quyết bày tỏ: “Sau khi đường hoàn thành, quy hoạch đất đai rõ ràng, bà con rất kỳ vọng vào việc hình thành các khu dân cư mới, khu du lịch hoặc các công trình an sinh xã hội. Chúng tôi tin tưởng vào những lời hứa của lãnh đạo và mong muốn các công trình sớm được triển khai để người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế”.

Cũng theo ông Quyết, người dân hoàn toàn ủng hộ chủ trương của cấp trên về việc vận động hiến đất để các công trình sớm hoàn thành. Bà con tin tưởng thực hiện việc cắt cây, hiến đất dựa trên những cam kết, nhất là việc đường sá sẽ được thể hiện rõ ràng trên giấy tờ đất sau này. Bà con mong muốn các cấp chính quyền đẩy nhanh tiến độ thi công để người dân hiến đất được yên tâm sản xuất và sinh sống.

Cùng chung tâm trạng như ông Quyết, ông Phạm Văn Thép ở xã Tiến Hưng kỳ vọng, sau khi hiến đất, các thủ tục về đất đai, lên thổ cư sẽ được giải quyết nhanh chóng, tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Còn anh Nguyễn Thành Năng (phường Tân Xuân), người đã hiến hơn 0,6 ha đất trồng cao su đã chặt cho dự án suối Rạt cũng mong muốn dự án sớm được triển khai để người dân được hưởng lợi từ hạ tầng mới.

Sự đồng thuận hiến “đất vàng” của người dân thành phố Đồng Xoài không chỉ là hành động tự nguyện mà còn thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của chính quyền và kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng hơn cho quê hương. Đây là nguồn lực vô giá, là minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần xây dựng cộng đồng, góp phần tạo nên những dấu ấn phát triển mạnh mẽ cho Đồng Xoài trong thời gian tới./.


Tin liên quan

Đổi thay ở huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của Long An

Từ khi thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, người dân luôn đồng tình, nhất trí cao, đồng thuận hiến đất, đóng góp tiền để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, công trình nước sạch và tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Góp “đất vàng” làm đường: Việc khó, dân liệu cũng xong

Với tinh thần đoàn kết, sẻ chia, vì lợi ích cộng đồng, hàng trăm ngàn hộ gia đình đã hiến đất, mở rộng hẻm đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm sáng của cả nước trong phong trào vận động nhân dân của hiến đất mở rộng đường, hẻm.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất trưởng và phó công an cấp xã được khởi tố một số tội danh

Sáng 20/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Luật này sửa đổi, bổ sung các điều luật liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các cơ quan liên quan.

‎Tăng mức phạt đối với buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Một trong những nội dung đáng chú ý của Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được nêu tại phiên toàn thể Quốc hội vào sáng 20/5 là việc dự kiến nâng mức phạt tiền lên gấp 2 lần đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả và một số tội danh liên quan. Bên lề Quốc hội, các đại biểu đều đồng tình bởi việc tăng mức phạt sẽ đảm bảo tính răn đe để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm về hàng giả, hàng kém, đảm bảo an toàn thực phẩm.

“Bộ tứ trụ cột” Nghị quyết Trung ương giúp Việt Nam cất cánh

Sáng 18/5/2025, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến thời điểm hiện nay, có thể gọi 4 Nghị quyết là “Bộ tứ trụ cột” để giúp chúng ta cất cánh. Đó là: Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới”; Nghị quyết số 68- NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV: Thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Sáng 17/5/2025, với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Về hỗ trợ thuế, phí, các startup, công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được miễn thuế thu nhập trong 2 năm, và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn thuế thu nhập trong 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lần đầu. Chuyên gia, nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu phát triển, startup, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo... được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 2 năm đầu, giảm 50% với 4 năm tiếp theo với khoản thu từ tiền lương, tiền công….

Chuyển đổi số tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ

Ngày 17/5/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo. Đánh giá những kết quả đạt được trong thời gian qua, các báo cáo, ý kiến khẳng định, việc thực hiện Đề án 06 tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường quản lý xã hội và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ internet di động tăng mạnh, đưa Việt Nam vào top 20 thế giới. 4 tháng năm 2025, cả nước xây dựng 11.500 trạm BTS; đã cấp phép, triển khai thí điểm internet vệ tinh. Thương mại điện tử tiếp tục phát triển; thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp. Có tới 70% người tiêu dùng ở các thành phố lớn đã sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt hằng ngày…

Đề án 06 mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp

Ngày 17/5/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo. Đánh giá khái quát những kết quả đạt được trong thời gian qua, các báo cáo, ý kiến khẳng định, việc thực hiện Đề án 06 tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường quản lý xã hội và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực (hoàn thành cấp 100% căn cước công dân gắn chip cho công dân đủ điều kiện; kích hoạt hơn 63,4 triệu tài khoản định danh điện tử; cung cấp 43 tiện ích trên ứng dụng VNeID, tăng 12 tiện ích so với cuối năm 2024; làm sạch 12,8 triệu dữ liệu giấy phép lái xe). Dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại (đã triển khai 58/76 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu; 200 thủ tục hành chính có thể cắt giảm thành phần hồ sơ)...

Phong cách Bác Hồ - Phong cách nêu gương

Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm coi trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên. Bác luôn nhắc nhở “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Theo Bác, nêu gương không chỉ hô khẩu hiệu, không chỉ nói miệng. Muốn tiến hành tốt các nội dung nêu gương thì cán bộ, đảng viên phải luôn không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện “nói đi đôi với làm”; lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau; quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Cả cuộc đời giản dị, trong sáng của Bác là một tấm gương đạo đức mẫu mực, có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Tư tưởng, đạo đức, phong cách, sự nghiệp cao cả của Người để lại cho Đảng ta, dân tộc, nhân dân ta những giá trị vô cùng to lớn, quý giá và mãi mãi trường tồn. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890, cách đây 135 năm.

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng sự nghiệp đổi mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sáng con đường giải phóng dân tộc Việt Nam và là người xây nền móng cho việc xây dựng một Nhà nước Việt Nam mới - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Người đã để lại một di sản toàn diện về tư tưởng, đặc biệt là việc luôn gắn lý luận với thực tiễn, đổi mới để phát triển, điều còn nguyên giá trị đến ngày nay. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn, nhất quán, quán triệt, vận dụng sáng tạo và bảo vệ bản chất khoa học, cách mạng, nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây chính là nhân tố quyết định, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 đến nay), là minh chứng cho việc kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và con đường đổi mới ở Việt Nam là đúng đắn, là tất yếu khách quan và phù hợp với xu thế phát triển của dân tộc và thời đại.

Quốc hội thảo luận về Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

Chiều 19/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Quốc hội cũng đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Gắn kết việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an Nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09, ngày 19/5/2023, của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, Đảng ủy Công an Trung ương năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an.