Ngày của Phở 12/12: Phở Việt Nam vươn tầm ẩm thực quốc tế
Ngày 12/12 hằng năm được chọn là “Ngày của Phở”. Sự kiện được khởi xướng từ năm 2017, trở thành một hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực quan trọng, góp phần nâng tầm ẩm thực Việt Nam và lan tỏa món Phở truyền thống của Việt Nam ra khắp thế giới. Trong những năm gần đây, Phở Việt Nam nhiều lần được bình chọn là một trong những món ăn ngon và nổi tiếng trên thế giới: Top 30 món ăn ngon nhất toàn cầu năm 2018, Top 20 món nước ngon nhất thế giới năm 2021, Top 100 món ăn ngon và nổi tiếng nhất thế giới 2022…

Tin cùng chuyên mục

Thông tin chi tiết về công viên Logistics đầu tiên của Việt Nam

Ngày 11/12/2024, tại xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn diễn ra Lễ khai trương Công viên logistics Viettel Lạng Sơn. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam. Công viên được xây dựng như một cảng cạn, tích hợp đầy đủ các chức năng thông quan, xuất, nhập khẩu, các khu bảo quản sau thu hoạch, trung tâm giao dịch nông sản Việt Nam…, có thể xử lý thông quan đến 1.500 xe/ngày.

Ấn tượng về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và ngoại giao của Việt Nam

Hiện nay tình hình quốc tế và khu vực đang có những thay đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường; tác động của biến đổi khí hậu khiến thiên tai, dịch bệnh ngày càng nặng nề hơn. Các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ đối ngoại. Phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn đã có cuộc phỏng vấn độc quyền ông Đào Xuân Lai, Phó Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Lào, về những thành tựu ý nghĩa đó của Việt Nam.

11 tháng năm 2024: Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 31,4 tỷ USD

Tính đến 30/11/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.  

“Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam” - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Vào 9h48' (giờ địa phương, tức 19h48' giờ Việt Nam) ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.   

16 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Như vậy, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO.  

Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024 - Bản giao hưởng sắc màu

Với chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu", Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024 tập trung cao điểm từ ngày 5- 31/12/2024 tại TP Đà Lạt. Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024 có nhiều hoạt động mới và đặc sắc. Trong lễ khai mạc Festival Hoa Đà Lạt, lần đầu tiên những màn trình diễn "drone light" kết hợp "visual 3D" và nhiều công nghệ hiện đại được thực hiện, mang đến bức tranh nhiều sắc màu về xứ sở ngàn hoa.  

25 năm Đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới: Dấu ấn di sản và hành trình bảo tồn

Cách đây 25 năm, ngày 4/12/1999, đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ngay từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nhiều chương trình bảo tồn quy mô lớn đã được thực hiện tại Đô thị cổ Hội An. Công tác trùng tu di tích luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược bảo tồn. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là hoàn thành 100% công tác tu bổ các di tích xuống cấp, lập hồ sơ khoa học đầy đủ cho tất cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tới năm 2035, Hội An mở rộng vùng bảo vệ di sản, bảo đảm tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của đô thị cổ. Sở hữu phong cảnh tươi đẹp, kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa đặc sắc, Hội An luôn là điểm đến hấp dẫn được du khách yêu thích và được nhiều tạp chí, tổ chức uy tín công nhận.  

Tổng Bí thư Tô Lâm: Các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị: Các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng"; "Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở"; "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng". Từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024); hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I/2025.