Nghệ An triển khai chính sách hỗ trợ nhân sự dôi dư sau sáp nhập cấp huyện, xã
Nghệ An có chính sách hỗ trợ đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, hỗ trợ 3 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi...
Ảnh minh họa 
Nguồn: TTXVN

Từ ngày 1/12/2024, Nghệ An chính thức sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 theo Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15. Sau sáp nhập, dự kiến số lượng cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, Ủy viên Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Thường vụ các đoàn thể cấp xã và lao động hợp đồng hỗ trợ, phục vụ dôi dư là 1.754 người.

Để hỗ trợ số cán bộ dôi dư sau sáp nhập, Nghệ An có chính sách hỗ trợ đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, hỗ trợ 3 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Đối với trường hợp thôi việc ngay được hỗ trợ 1 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với người đang hưởng chế độ hưu trí và đảm nhiệm vị trí cán bộ cấp huyện, cấp xã, tỉnh hỗ trợ 1 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác tại vị trí hiện tại.

Bên cạnh đó, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ được hỗ trợ mỗi năm công tác ở chức danh hiện giữ bằng 1 tháng phụ cấp hiện hưởng (hỗ trợ tối đa không quá 15 tháng). Ủy viên Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Thường vụ các đoàn thể cấp xã được hỗ trợ 1 lần với số tiền 3,2 triệu đồng/người. Nguyên tắc thực hiện chính sách, trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh chỉ được hỗ trợ theo chức danh có mức phụ cấp cao nhất.

Thời gian công tác để tính hỗ trợ được tính tròn theo nguyên tắc đủ 1 tháng đến đủ 6 tháng được tính 1/2 năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng được tính 1 năm. Thời gian công tác để tính hỗ trợ là tổng thời gian công tác (nếu đứt quãng thì được cộng dồn).

Việc ban hành chính sách hỗ trợ cho các đối tượng dôi dư là cần thiết để góp phần động viên, khích lệ, hỗ trợ những người dôi dư nghỉ việc và tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ dôi dư do thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã và Đề án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh, giai đoạn 2023 - 2025, mới được Quốc hội thông qua, Nghệ An thực hiện sắp xếp đối với 3 đơn vị cấp huyện (toàn bộ địa giới thị xã Cửa Lò và 1 phần huyện Nghi Lộc sáp nhập vào thành phố Vinh). Với cấp xã, Nghệ An có 89 đơn vị hành chính thuộc diện bắt buộc sắp xếp.

Như vậy sau sắp xếp, Nghệ An giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, từ 21 xuống còn 20 đơn vị; giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã, từ 460 xuống còn 412 đơn vị./.

Tin liên quan

Sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều nay 24/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 21 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái với 100% đại biểu có mặt tán thành. Các Nghị quyết của các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025; các nghị quyết khác có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.

Tin cùng chuyên mục

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Sáng 7/11, Bộ Công an tổ chức lễ hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024; tổng kết cuộc thi "Tìm hiểu Luật Căn cước trong Công an nhân dân” và sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân”. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo.

Tổng Bí thư làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, sáng 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp từ đầu nhiệm kỳ đến nay, phương hướng đến hết nhiệm kỳ.

Quốc hội thảo luận về sửa đổi 7 luật

Sáng 7/11, thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết phải sửa đổi 7 luật để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo, các điểm nghẽn, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu một số giải pháp trọng tâm để khẩn trương thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (phần 3 và hết)

Trong bài viết "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" ngày 5/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Thời điểm 100 năm đất nước ta dưới sự lãnh đạo Đảng và 100 năm thành lập nước không còn xa, để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi; muốn vậy cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, với một số công tác trọng tâm: xây dựng và tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống chính trị mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; tập trung tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống; gắn tinh gọn tổ chức bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh…  

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu một số giải pháp trọng tâm để khẩn trương thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (phần 2)

Trong bài viết "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" ngày 5/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Thời điểm 100 năm đất nước ta dưới sự lãnh đạo Đảng và 100 năm thành lập nước không còn xa, để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi; muốn vậy cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, với một số công tác trọng tâm: xây dựng và tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống chính trị mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; tập trung tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống; gắn tinh gọn tổ chức bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh…  

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu một số giải pháp trọng tâm để khẩn trương thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (phần 1)

Trong bài viết "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" ngày 5/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Thời điểm 100 năm đất nước ta dưới sự lãnh đạo Đảng và 100 năm thành lập nước không còn xa, để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi; muốn vậy cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, với một số công tác trọng tâm.

Cải cách môi trường kinh doanh: Tăng tốc và quyết liệt

Môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực sau thời gian dài cải cách và đổi mới liên tục. Báo cáo điều tra do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới công bố đã ghi nhận nhiều kết quả trong hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD

Thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đang quyết tâm thúc đẩy đà tăng trưởng, tận dụng tối đa lợi thế về thị trường, nhất là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đặc biệt, đối với xuất khẩu rau quả cũng đang tăng tốc nước rút về đích. Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định: Xuất khẩu rau quả năm nay có thể đạt 7,5 tỷ USD.

Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Năm 2025, Chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3-5,4%...

Cần xử lý triệt để tình trạng lãng phí

Kiên quyết chống lãng phí, việc phòng chống lãng phí được xác định “có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”. Điều này đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị, nhất là trong việc xử lý triệt để tình trạng lãng phí.