Để phù hợp với sự phát triển của xã hội và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước. Luật gồm 7 chương 46 điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024. Đây là bước đột phá trong việc đổi mới quản lý dân cư, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào công tác quản lý nhà nước.
So với Luật Căn cước công dân trước đó, Luật Căn cước 2023 có nhiều điểm mới. Trong số này có thông tin về nhân dạng; thông tin sinh trắc học như ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói. Với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Luật Căn cước có nhiều thay đổi, cải tiến và tiến bộ, tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dựng, hạn chế việc phải cấp đổi căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân, được d ư luận bên ngoài quan tâm, đánh giá cao.
Tuy nhiên, cũng còn 1 số thông tin, bài viết tiêu cực phản ánh thiếu khách quan của 1 số phần tử cực đoan, các thế lực thù địch. Chúng rêu rao rằng: “việc sử dụng ID kỹ thuật số có nguy cơ bị xâm phạm, lạm dụng, hạn chế về quyền truy cập của công dân vào các dịch vụ quan trọng và mất quyền riêng tư. VN còn nhiều bất cập về tính pháp lý, hạ tầng công nghệ trong việc tiếp cận, quy định áp dụng sinh trắc học…”. Các phần tử cực đoan cũng lại nhai đi nhai lại luận điệu cũ về việc liên tục thay đổi mẫu căn cước trong thời gian qua “gây phiền hà, tốn kém”, rồi “việc thu thập sinh trắc học, trong đó có AND tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thông tin, vi phạm quyền tự do cá nhân….”