Đóng gói sầu riêng theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại một cơ sở đóng gói ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
Để phát triển chanh leo thành cây “triệu đô”, tỉnh Gia Lại chú trọng sản xuất giống chanh leo đạt chuẩn. Ảnh: Quang Thái – TTXVN
Tỉnh Kon Tum hiện có gần 1.600 ha trồng sầu riêng, trong đó tỉnh đã được cấp 6 mã số vùng trồng cây sầu riêng với diện tích 89,5 ha. Ảnh: Dư Toán – TTXVN
Để phát triển chanh leo thành cây “triệu đô”, tỉnh Gia Lai chú trọng sản xuất giống chanh leo đạt chuẩn. Ảnh: Quang Thái – TTXVN
Với những điều kiện thuận lợi cũng như sự có mặt của các doanh nghiệp chuyên về sản xuất giống, thu mua, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ chanh leo, nông dân trồng chanh leo ở Gia Lai có niềm tin lớn về loại cây trồng này  Ảnh: Quang Thái – TTXVN
Một cơ sở sơ chế sầu riêng xuất khẩu ở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: TTXVN phát
Phát triển bền vững cây ăn trái xuất khẩu ở Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên có hơn 5 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan, là lợi thế để trở thành trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước, đặc biệt là phát triển các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực. Để phát triển nông nghiệp bền vững, ngành nông nghiệp và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên cần làm tốt quy hoạch, xây dựng vùng trồng gắn với chuỗi sản xuất nhằm tạo ra nền nông nghiệp an toàn, chất lượng, minh bạch và trách nhiệm; xây dựng, quản lý mã số vùng trồng, cập nhật và sản xuất theo tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu để đưa nông sản vươn xa ra thế giới. Ảnh: TTXVN