Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả
Với những lợi thế về văn hóa, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống, chú trọng quảng bá văn hóa, tổ chức các chương trình liên hoan và biểu diễn văn hóa cồng chiêng để phục vụ nhân dân và du khách.
Tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật để bảo tồn văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. 
Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc có những giá trị văn hóa độc đáo, lâu đời. Đồng thời, Đắk Lắk còn là nơi hội tụ và giao thoa của những tinh hoa văn hóa từ khắp mọi miền đất nước, tạo nên không gian văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc. Với những lợi thế về văn hóa, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống, chú trọng quảng bá văn hóa, tổ chức các chương trình liên hoan và biểu diễn văn hóa cồng chiêng để phục vụ nhân dân và du khách.

* Khám phá, hiểu biết hơn về văn hóa

Du khách và nhân dân cùng múa xoang trong chương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng “Đến với cao nguyên” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức. 
Ảnh: TTXVN phát

Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tại Bảo tàng Đắk Lắk và Phố đi bộ Phan Đình Giót (thành phố Buôn Ma Thuột), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa nghệ thuật như: Giao lưu nghệ thuật Đắk Lắk - Phú Yên với chủ đề “Ngày hội non sông”; biểu diễn văn hóa cồng chiêng “Đến với cao nguyên”; nghệ thuật “Tiếng gọi cao nguyên”; trải nghiệm “Hương sắc hòa bình”… Chuỗi hoạt động diễn ra trong 5 ngày, cùng với các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, gian hàng ẩm thực, trò chơi dân gian đã thu hút nhân dân và du khách đến tham quan, vui chơi, trải nghiệm.

Chị Bùi Thị Duyên, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột chia sẻ, dịp nghỉ lễ, chị không đi chơi xa, thay vào đó chị cùng gia đình vui chơi, du lịch trong tỉnh. Đặc biệt, chị Duyên thấy các hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra tại thành phố Buôn Ma Thuột rất sôi nổi, đặc sắc. Đến Bảo tàng Đắk Lắk và Phố đi bộ Phan Đình Giót, gia đình chị vừa vui chơi, trải nghiệm, vừa khám phá, hiểu biết hơn về văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Chương trình trình diễn bộ sưu tập thời trang thổ cẩm chủ đề “Hương sắc cao nguyên” phục vụ nhân dân và du khách tại Bảo tàng Đắk Lắk. 
Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Tại các chương trình, khi âm thanh rộn ràng của tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên, không khí sôi nổi cho những đêm giao lưu, thưởng thức văn hóa bắt đầu. Du khách không chỉ thưởng thức những ca khúc về Tây Nguyên nồng nàn, da diết mà còn tìm hiểu và trải nghiệm nhạc cụ dân tộc, giao lưu thưởng thức rượu cần, múa xoang, nhận vòng đồng - biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng.

Bà Nguyễn Thị Kiều Minh, phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, mặc dù đã thưởng thức nhiều chương trình về cồng chiêng song chưa bao giờ bà được trải nghiệm đánh đàn T’rưng. Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tham dự và thưởng thức chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật tại Bảo tàng Đắk Lắk, bà Minh được các nghệ nhân dạy đánh đàn T’rưng, nghe tiếng róc rách vang lên làm bà rất vui. Theo bà Minh, các chương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng rất ý nghĩa, cần được phát huy để nhân dân am hiểu, thêm tự hào, từ đó chung tay bảo tồn và phát huy văn hóa.

Bên cạnh quảng bá, biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, tại Đắk Lắk, các chương trình văn hóa nghệ thuật trước và trong dịp nghỉ lễ còn giao lưu, kết hợp biểu diễn cùng các tiết mục văn hóa nghệ thuật đến từ tỉnh Phú Yên, Đoàn Nghệ thuật tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia), múa Lăm Vông và hội té nước của người Lào ở Buôn Đôn.

Anh Nguyễn Mạnh Thuật, Chi hội Đầu bếp Phú Yên (Hiệp hội Du lịch Phú Yên) cho biết, đến Đắk Lắk trong dịp nghỉ lễ, các nghệ sĩ, diễn viên của Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Phú Yên không chỉ biểu diễn các làn điệu dân ca, dân vũ, bài chòi, trò chơi dân gian… mà Chi hội Đầu bếp Phú Yên còn trình diễn chế biến cá ngừ đại dương. Phần trình diễn nhằm tạo điều kiện cho khán giả thưởng thức món cá ngừ đại dương và biết thêm những thông tin hữu ích về vùng đất Phú Yên. Anh Thuật hy vọng, qua các tiết mục trình diễn sẽ kết nối, giao thoa văn hóa hai địa phương, qua đó văn hóa sẽ tạo sức mạnh nội sinh để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển sau khi sáp nhập hai địa phương.

Không chỉ chú trọng tổ chức các chương trình biểu diễn, quảng bá văn hóa trong tỉnh, thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều chương trình kết nối, giao lưu, quảng bá văn hóa với các địa phương khác trong cả nước. Trong tháng 4/2025, Sở quảng bá, giới thiệu Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, gốm Yang Tao, di sản trồng và chế biến cà phê tại Huế; biểu diễn ca kịch “Khát vọng Đam San” và chương trình âm nhạc “Tiếng gọi cao nguyên”, tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam tại thành phố Hà Nội; phối hợp với Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen tổ chức chương trình nghệ thuật "Sắc màu Cao nguyên và Hương sắc miền Nam" tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, thành phố Hồ Chí Minh; xúc tiến và kích cầu du lịch tại tỉnh Phú Yên…

Du khách trải nghiệm đánh đàn T'rưng trong chương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng “Đến với cao nguyên” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức. 
Ảnh: TTXVN phát

* Phát triển du lịch từ văn hóa

Nhìn chung, các chương trình văn hóa nghệ thuật diễn ra thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách, góp phần kích cầu du lịch. Năm 2025, tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đón 2 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã đón khoảng 830.000 lượt khách, tăng trưởng ấn tượng. Ngoài ra, trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, tỉnh Đắk Lắk đã đón khoảng 210.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2024.

Song song với sự nỗ lực của các ngành, địa phương, thời gian qua, bà con Ê Đê, M’nông, Thái… ở các thôn, buôn đã chú trọng bảo tồn văn hóa kết hợp với phát triển du lịch. Nhiều buôn du lịch cộng đồng hình thành và ngày càng thu hút đông đảo du khách. Không chỉ giới thiệu về nhà sàn, thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc, ẩm thực, ngành nghề truyền thống, bà con còn giúp du khách trải nghiệm đời sống lao động, sinh hoạt ở buôn làng. Tại buôn Ako Dhông (thành phố Buôn Ma Thuột), một trong những cách làm du lịch hiệu quả hiện nay là việc mở bán ẩm thực Ê Đê. Các món ăn như: Lá mì xào, đu đủ giã muối ớt, heo nướng trộn lá chanh, vếch bò, cá cơm rim, măng xào cá hấp, canh cà đắng… đều đậm vị, dễ ăn, “hao cơm” và hút khách.

Anh Nguyễn Quang Kim từ tỉnh Quảng Ngãi lên thành phố Buôn Ma Thuột công tác hơn 1 năm nay. Theo anh Kim, càng ăn các món ăn của người Ê Đê, anh càng bị cuốn hút. Các món ăn vừa dân dã, có vị cay nhẹ, thích hợp ăn với cơm, do đó, vào cuối tuần, dịp nghỉ lễ hoặc khi có bạn bè từ địa phương khác đến chơi, anh Kim đều dẫn qua buôn Ako Dhông để tham quan nhà dài, thổ cẩm của người Ê Đê, thưởng thức cà phê Ban Mê và ẩm thực Ê Đê.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu, thời gian qua, các đơn vị trong ngành đã nỗ lực quảng bá, tổ chức các hoạt động, chương trình về văn hóa để bảo tồn và phục vụ nhân dân, du khách thưởng thức, trải nghiệm. Các hoạt động du lịch, thể thao cũng chú trọng lấy văn hóa làm gốc rễ. Thời gian tới, ngành tiếp tục tập trung các nguồn lực để tổ chức các sự kiện, chương trình về văn hóa phục vụ nhân dân và du khách. Đặc biệt, năm 2025, tỉnh chú trọng kích cầu du lịch nội địa, do đó các hoạt động quảng bá, biểu diễn văn hóa còn nhằm thu hút “Người Đắk Lắk đi du lịch Đắk Lắk”, “Người Việt Nam đi du lịch Đắk Lắk”, góp phần tăng trưởng nguồn thu du lịch, cùng với tỉnh đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%.

Du khách cùng nhảy sạp trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025 tại Bảo tàng Đắk Lắk.
 Ảnh: TTXVN phát

Đắk Lắk - vùng đất sở hữu nhiều lễ hội, nghi lễ, ngành nghề truyền thống cùng những phong tục tập quán độc đáo, nơi vừa mang dáng hình quá khứ trong từng bậc thang, thớ gỗ nhà dài đến dáng hình đô thị. Khi âm thanh vang vọng của cồng chiêng vang lên, những điệu múa, lời ca bên lửa trại cùng những thanh âm của các nhạc cụ dân tộc và hương men rượu cần như mời gọi, níu chân du khách. Do đó, việc triển khai các chương trình bảo tồn văn hóa đang là cách làm hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển du lịch, vừa nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống cho nhân dân và thế hệ trẻ./.

Tin liên quan

Thông điệp của chiến thắng

“Ngôi sao tăng trưởng của khu vực”, “Con rồng châu Á”, hay “cường quốc sản xuất Đông Nam Á”… - cách đây 50 năm không ai có thể nghĩ đây là những gì thế giới sẽ nói về Việt Nam, đất nước thời điểm đó vừa bước qua hàng thập niên chiến tranh, phải phục hồi từ những mất mát, đổ nát trong điều kiện bị bao vây cấm vận. Thế nên, chứng kiến những bước phát triển vượt bậc ngày nay của Việt Nam, bạn bè quốc tế đều bày tỏ khâm phục.

Tin cùng chuyên mục

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động, khởi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, bảo vệ quyền tài sản và tự do kinh doanh, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực), thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh….

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... Tầm nhìn đến 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Những bước phát triển vượt bậc của kinh tế tư nhân sau gần 40 năm đổi mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết nêu rõ, sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lạo động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới.

Những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết, nhất là những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật. Thứ hai, đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển. Thứ ba, tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật. Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế. Thứ năm, thực hiện các giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, cùng cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Nghị quyết chuyên đề đặc biệt với nhiều quyết sách chiến lược

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Nghị quyết đặt ra mục tiêu cụ thể, năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi… để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước...

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Tạo ra một xã hội thực sự dân chủ, bình đẳng, an toàn, minh bạch

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Mục tiêu chính của Nghị quyết là tạo ra một xã hội thực sự dân chủ, bình đẳng, an toàn, minh bạch; nhân dân thực sự làm chủ; quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước; quản lý, quản trị xã hội hiện đại, kiến tạo sự phát triển; nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Các khoản hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em nhà trẻ bán trú từ 1/5/2025

Theo Nghị định số 66/2025/NĐ-CP của Chính phủ, từ 1/5/2025, cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ tiền để mua giấy, truyện tranh, sáp màu, bút chì, đồ chơi và các đồ dùng, học liệu học tập khác; chăn, màn và các đồ dùng cá nhân cho trẻ em nhà trẻ bán trú với mức kinh phí là 1.350.000 đồng/trẻ em nhà trẻ bán trú/năm học; Được hỗ trợ tiền điện, nước phục vụ học tập và sinh hoạt của trẻ em nhà trẻ bán trú với định mức là 5KW điện/tháng/trẻ em nhà trẻ bán trú và 1m3 nước/tháng/trẻ em nhà trẻ bán trú; Được hỗ trợ kinh phí để thực hiện quản lý buổi trưa đối với nhóm trẻ em nhà trẻ với định mức là 700.000 đồng/tháng/nhóm trẻ em nhà trẻ và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Từ 1/5/2025: Trẻ em học tại nhà trẻ bán trú thuộc vùng khó khăn được hỗ trợ tiền ăn trưa

Điểm mới đáng chú ý nhất của Nghị định số 66/2025/NĐ-CP là đã bổ sung trẻ em nhà trẻ bán trú (từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi) vào diện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ chăm sóc từ nguồn ngân sách nhà nước. Sự bổ sung này không chỉ góp phần phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.