Hội An giữ được gần như nguyên vẹn với hơn một nghìn di tích, bóng dáng những ngôi nhà cổ rêu phong với hình ảnh người phụ nữ áo dài làm những con phố cổ càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách dlich trong và ngoài nước. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Chùa Cầu (còn gọi chùa Nhật Bản), công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Đây là nơi ngăn cách khu phố người Hoa và khu phố Nhật Bản. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan phố cổ Hội An. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Ảnh: Minh Đức- TTXVN
Phố cổ Hội An luôn là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
Nằm bên bờ sông Hoài nên từ cuối thế kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông - Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan phố cổ Hội An. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Phố cổ Hội An-Di sản Văn hóa Thế giới
Phố cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ 60 km về phía Đông Bắc. Phố cổ Hội An được bảo tồn gần như nguyên trạng với một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ... những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích.Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới. Ảnh: TTXVN