Thanh Hóa: Giúp người dân vùng cao giảm nghèo
Trong năm 2024, Thanh Hóa đã đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vượt 130,3% kế hoạch năm.
Lớp học đào tạo tiếng nước ngoài cho học viên đi xuất khẩu lao động tại Thanh Hóa. 
Ảnh: TTXVN phát

Những năm qua, Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều người sau khi trở về đã có số vốn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đây là một động lực quan trọng, là cơ sở để tỉnh tiếp tục thực hiện việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2025 và các năm tới.

Tại huyện miền núi Ngọc Lặc, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là một nhiệm vụ trọng tâm mà UBND huyện thực hiện để giải quyết việc làm cho người dân. Năm 2024, UBND huyện phối với các xã, thị trấn, doanh nghiệp, đưa 260 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đến nay, tổng số lao động đang làm việc ở nước ngoài là hơn 1.300 người. Nhờ đó, số hộ nghèo ở hiện giảm, còn hơn 1.000 hộ.

Anh Phạm Văn Vĩ tại xã Quang Trung (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) đi xuất khẩu lao động về nước đã xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang và mở quán kinh doanh tạp hóa, cho thu nhập130 triệu đồng/năm.
 Ảnh: TTXVN phát

Anh Phạm Văn Vĩ (xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc) đi lao động ở Đài Loan (Trung Quốc) từ năm 2015, làm việc tại doanh nghiệp chuyên về sản xuất xăm, lốp xe, đến năm 2023 thì về nước. Anh đã tích lũy được 2 tỷ đồng, xây được ngôi nhà khang trang, mở quán kinh doanh tạp hóa, bán đồ ăn sáng và nước uống, cho thu nhập 130 triệu đồng/năm; đời sống đã tốt hơn trước rất nhiều.

Theo ông Quách Văn Thọ, Trường phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ngọc Lặc, người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều có việc làm ổn định, thu nhập tốt, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Năm 2025, UBND huyện sẽ tiếp tục đưa người dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

Tại huyện miền núi Bá Thước, đang có nhiều lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chủ yếu ở 3 thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… Hằng năm, số ngoại tệ lao động gửi về địa phương đã góp phần nâng cao đời sống của người dân vùng cao. Đối với những lao động hết thời hạn hợp đồng trở về nước, với số vốn dành dụm được, họ đầu tư phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao.

Năm qua, huyện miền núi Bá Thước đã đưa hơn 300 người dân đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và châu Âu. Thu nhập bình quân của họ từ 30-35 triệu/người/tháng. Những lao động có tay nghề về cơ khí, xây dựng mức thu nhập cao hơn từ 40-45 triệu đồng/người/tháng, hầu hết khi về đã dành được số vốn để tạo việc làm, xây dựng, mở doanh nghiệp, trang trại...

Anh Phạm Văn Tuân, thị trấn Cành Nàng (Bá Thước, Thanh Hóa) sau khi đi xuất khẩu lao động về nước đã mở Trung tâm đào tạo tiếng Hàn Quốc. 
Ảnh: TTXVN phát

Anh Phạm Văn Tuân, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước cho biết, anh đi xuất khẩu lao động từ năm 2008. Khi trở về anh có số vốn 1 tỷ đồng. Nhận thấy nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài của người lao động rất lớn, anh Tuân đã mở Trung tâm đào tạo tiếng Hàn Quốc để  phục vụ người dân có nhu cầu trước khi đi lao động nước ngoài. Nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Ngọc Lặc, đến nay số lượng học viên của trung tâm luôn ở mức ổn định. Nhờ đó, gia đình đã thoát nghèo với thu nhập 150 triệu đồng/năm.

Ông Mai Đức Quý, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bá thước cho hay, thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục mở các hội nghị tuyên tuyền về chính sách, hướng dẫn người lao động biết về thủ tục di cư an toàn, đặc biệt là các ngành nghề lao động ở nước ngoài, để người dân biết và tham gia, tiến tới giảm nghèo.

Trung tâm đào tạo tiếng Hàn Quốc tại thị trấn Cành Nàng (Bá Thước, Thanh Hóa). 
Ảnh: TTXVN phát

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, đến nay, tổng số lao động của tỉnh đang làm việc ở nước nước ngoài là trên 40.000 lao động, chủ yếu ở Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc... Hằng năm, số tiền họ gửi về gia đình khoảng 345 triệu USD, tương đương 8.797 tỷ đồng. Hiện Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường trọng điểm mà tỉnh đưa lao động đến làm việc. Để có nguồn lao động chất lượng, Sở đã tổ chức 15 phiên giao dịch việc làm định kỳ và lưu động; tư vấn việc làm, chế độ chính sách liên quan cho hơn 53.200 lượt lao động.

Sở căn cứ vào dân số, độ tuổi để giao chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cho từng địa phương, đồng thời giao Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với Trung tâm Lao động nhà nước tổ chức các hội nghị chuyên đề về đưa người đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cơ quan chuyên môn tuyến huyện, xã kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Qua đó giúp người dân yên tâm đi xuất khẩu lao động, tiến tới thoát nghèo.

Trong năm 2024, Thanh Hóa đã đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vượt 130,3% kế hoạch năm. Năm 2025, các đơn vị đang tiếp tục tuyển chọn, đào tạo nguồn lao động và tìm kiếm đối tác mới để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, nhất là ở các thị trường tiềm năng./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội

Sáng 10/2, tại Nhà Quốc hội, Ban Chấp hành Đảng bộ Quốc hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.

Tinh thần bảo tồn và giữ gìn tiếng Việt tại Malaysia

“Bảo tồn và gìn giữ tiếng Việt là điểm nổi bật mà Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đang làm rất tốt”. Đây là nhận xét của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Lê Thị Thu Hằng trong chuyến công tác tại Malaysia từ ngày 8 - 10/2.

Việt Nam gây ấn tượng sâu sắc tại lễ hội văn hóa Chingay Parade 2025 ở Singapore

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong hai ngày 7-8/2, tại tòa nhà F1 Pit Bulding đã diễn ra lễ hội diễu hành Chingay Parade 2025 với chủ đề “Niềm vui” nhằm tôn vinh sự gắn kết giữa các cộng đồng, thế hệ và nền văn hóa. Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore tham gia sự kiện với điểm nhấn về tinh hoa ẩm thực như phở, bánh mỳ, bánh tráng vốn rất được ưa thích tại Singapore. Bà Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhân chuyến thăm Singapore đã tới ủng hộ, khích lệ cộng đồng người Việt Nam tại Singapore và tham dự Chingay Parade.

Đậm đà bản sắc Việt Nam tại Lễ hội đa văn hóa ở Australia

Cuối tuần qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã cùng đại sứ quán các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Australia tổ chức hoạt động mang tên "Làng ASEAN" trong khuôn khổ Lễ hội đa văn hóa Canberra lần thứ 27 tại thủ đô Canberra. Đây là lần thứ 7 cả 10 quốc gia ASEAN cùng hội tụ tại lễ hội để phối hợp quảng bá tới công chúng Australia về đất nước, con người, văn hóa và ẩm thực truyền thống của mỗi nước.

Tăng cường gắn kết trong cộng đồng người Việt tại Australia

Trong không khí hân hoan, phấn khởi của một mùa Xuân mới đến, ngày 9/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã tổ chức buổi gặp mặt cộng đồng mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự buổi gặp mặt có Đại sứ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Australia Sinchai Manivanh cùng phu nhân, đại diện các hội đoàn, các gia đình cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Australia, các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney, cùng đông đảo kiều bào và bạn bè quốc tế.

Lan tỏa dạy và học tiếng Việt tại Nhật Bản

Ngày 9/2, Kỳ thi năng lực tiếng Việt lần thứ 8 đã diễn ra tại Đại học Osaka (Nhật Bản). Kỳ thi do Hiệp hội tổ chức kỳ thi năng lực Việt ngữ (VTS) tổ chức với sự phối hợp của Trường Đại học Osaka, Trung tâm Việt Nam học, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJECPA) và Học viện ngoại ngữ Kanda Tokyo.

Thủ tướng kiểm tra các dự án đường bộ tại Quảng Ngãi

Sáng ngày 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm: cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn và đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án.

Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi

Trong chương trình thăm, làm việc tại Quảng Ngãi, chiều 9/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đãlàm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; giải quyết các kiến nghị, đề xuất của tỉnh; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, tạo điều kiện, phát huy tiềm năng, lợi thế để Quảng Ngãi phát triển nhanh, bền vững.

Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng.