Thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa vi phạm về nhãn hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng hóa không hóa đơn, chứng từ… tiếp tục diễn ra trên hầu hết các tỉnh, thành phố. Các đơn vị, địa phương bắt giữ, xử lý hơn 34.000 vụ việc vi phạm, tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn diễn biến phức tạp.
Vừa qua lực lượng chức năng đã phát hiện, triệt phá nhiều vụ việc nghiêm trọng như: Vụ sữa giả ở Hà Nội, thuốc giả ở Thanh Hóa, thực phẩm giả ở Phú Thọ, thực phẩm chức năng giả ở Hà Nội, hàng giả tại Thành phố Hồ Chí Minh...
Các đại biểu cho rằng, nguyên nhân là do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, nhất là trong thương mại điện tử; trách nhiệm, của một số người đứng đầu chưa rõ ràng, còn có biểu hiện né tránh, đùn đẩy; việc trao đổi, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan chưa tốt; công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng còn chưa nhịp nhàng, nhất là trong bối cảnh có sự thay đổi, sắp xếp bộ máy của một số lực lượng.
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, không có xuất xứ, không rõ nguồn gốc, vi phạm sở hữu trí tuệ là công việc quan trọng của cả hệ thống chính trị, cần sự huy động sự vào cuộc của toàn dân. Do đó phải làm thường xuyên, liên tục, không ngừng nghỉ; đặt sức khỏe, quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, người tiêu dùng lên trên hết, trước hết; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, uy tín đất nước, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu mở cao điểm truy quét hàng giả, hàng gian |