Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi đảm bảo hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền
Tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Ủy ban về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa (Ủy ban 3) của Đại hội đồng LHQ Khóa 79 đã thảo luận đề mục thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ - nhấn mạnh chỉ có thể đạt được các tiến bộ về quyền con người khi duy trì được hòa bình, ổn định, pháp quyền ở cấp độ quốc tế và quốc gia, đồng thời bảo đảm tôn trọng nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, tại phiên thảo luận, các nước đánh giá việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức đa chiều và phức tạp do ảnh hưởng của chiến tranh, xung đột, khủng hoảng kinh tế, tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng gia tăng… Để giải quyết các thách thức này và thúc đẩy quyền con người, các nước cho rằng cần tăng cường đoàn kết, hợp tác, thúc đẩy đối thoại, tập trung nguồn lực đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ - nhấn mạnh chỉ có thể đạt được các tiến bộ về quyền con người khi duy trì được hòa bình, ổn định, pháp quyền ở cấp độ quốc tế và quốc gia, đồng thời bảo đảm tôn trọng nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ. Bên cạnh đó, trong thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, cần ưu tiên giải quyết các vấn đề cấp bách của người dân, đặt con người ở vị trí trung tâm của mọi chính sách. Đại sứ cho rằng đối thoại, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau thay vì chính trị hóa và đối đầu là cách thức hiệu quả nhất để bảo đảm quyền con người, góp phần thúc đẩy phát triển bao trùm và bền vững, không để lại ai bị bỏ lại phía sau.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam không ngoài mục tiêu cao nhất là bảo đảm cuộc sống và các quyền của người dân Việt Nam. Kiên định, nhất quán với mục tiêu đó đã giúp Việt Nam đã vượt rất nhiều khó khăn, thử thách, từ một nước nghèo, bị tàn phá bởi chiến tranh, cấm vận, trở thành một trong nền kinh tế năng động và phát triển nhanh hàng đầu thế giới. Khẳng định quyền con người không chỉ là một giá trị cơ bản mà còn là nội dung quan trọng trong hợp tác quốc tế của Việt Nam, Đại sứ nêu bật những kết quả tích cực Việt Nam đạt được thời gian qua, thể hiện rõ trong Báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV mới được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua ngày 27/9/2024.

Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã thông báo Việt Nam quyết định ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028 và kêu gọi các nước ủng hộ ứng cử này./.

Thanh Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển Quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Trong những ngày vừa qua, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6) Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79 tổ chức phiên thảo luận toàn thể về đề mục thúc đẩy pháp quyền ở các cấp độ quốc gia và quốc tế, với sự tham gia đông đảo của đại diện các nước thành viên LHQ và quan sát viên.

Ra mắt tác phẩm “Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”

Sáng 23/10, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Nhà xuất bản Thông tấn (thuộc TTXVN) đã ra mắt tác phẩm “Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” của tác giả, nhà văn người Hàn Quốc Cho Chulhyeon vào đúng dịp tưởng niệm 100 ngày cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi xa.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 5)

Trong bài viết “Chống lãng phí” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra một số giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí, trong đó có giải pháp là xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”.  

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 4)

Trong bài viết “Chống lãng phí” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra một số giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí, trong đó có giải pháp là tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo Nhân dân và phát triển đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 3)

Trong bài viết “Chống lãng phí” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra một số giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí, trong đó có giải pháp là tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 2)

Trong bài viết “Chống lãng phí” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra một số giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí, trong đó có giải pháp là cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.