Tiên phong nghỉ hưu trước tuổi
Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi thể hiện ý thức trách nhiệm với Đảng, với tổ chức, không phải vì chế độ chính sách hay vì áp lực công việc.

Thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức, thậm chí là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở nhiều địa phương đã xung phong, tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận Quyết định về việc nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 15/2/2025. Ảnh: Nhựt An/TTXVN

Là người đứng đầu địa phương, nhưng Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đã sớm có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Nối tiếp ông, nhiều cán bộ chủ chốt của tỉnh Đồng Tháp cũng đã xin nghỉ hưu theo diện tinh giản.

Không chỉ một vài cá nhân, mới đây, Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết, đã có 17 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quản lý đã tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi. Hay tại Phú Yên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xét và ban hành quyết định cho 13 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong khi đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa trình HĐND Thành phố về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính; người phụ trách công tác Đảng tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Với số lượng khoảng 7.159 người, đây được xem là địa phương có số lượng nhân sự tinh giản khá lớn.

Tỉnh ủy Bình Dương trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho các cán bộ lãnh đạo tỉnh. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

Có ý kiến cho rằng, việc các cán bộ chủ chốt tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi phần lớn vì áp lực công việc hiện nay quá nặng, trong khi chế độ chính sách từ Nghị định 178/2024/NĐ-CP với nhiều quyền lợi vượt trội. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những ý kiến mang tính “xảo biện” để nhằm mục đích hạ thấp uy tín của người khác.

Bởi, việc những cán bộ tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi không chỉ để tạo điều kiện thuận lợi cho sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu, đi đầu trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đây cũng được xem là yêu nước, là sự cống hiến lớn lao, góp phần quan trọng vào công cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Đảng, Nhà nước đạt hiệu quả; đồng thời qua đó thể hiện rõ trách nhiệm với đội ngũ cán bộ trẻ, thế hệ kế cận.

Một trong những cán bộ chủ chốt của Thành phố Hồ Chí Minh xin nghỉ hưu trước tuổi, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, ông thấy vui và tự hào với quyết định của mình. “Thật ra, tôi đã suy nghĩ đến việc nghỉ hưu trước tuổi từ hơn một năm nay. Khi thành phố đang tập trung chuẩn bị cho Đại hội XII của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, tôi cùng một số đồng chí khác cũng đã đi gần đến đích trong hành trình công tác của mình. Vì vậy, tôi nghĩ mình cần phải có quyết định sớm, để tổ chức có sự chuẩn bị cho đội ngũ kế cận có điều kiện đảm nhận nhiệm vụ, tiếp nối chặng đường phát triển của Thành phố, phục vụ nhân dân một cách tốt nhất”, ông Phan Nguyễn Như Khuê cho biết.

Cũng như ông Phan Nguyễn Như Khuê chia sẻ, việc tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi là trách nhiệm, một tinh thần cần có nhằm tạo ra sự thông thoáng, điều kiện tốt nhất để thế hệ kế cận phát triển. Đó cũng là điều đúng đắn và cần thiết. Bởi thế hệ cán bộ trẻ hiện nay có nhiệt huyết, năng lực vượt trội, có điều kiện được đào tạo bài bản, được tiếp cận với khoa học - công nghệ, có cơ hội tiếp cận với những mô hình quản lý tiên tiến… Đặc biệt hiện nay, trong công cuộc số hoá, chuyển hoá từ nền hành chính văn bản sang điện tử và tăng cường sử dụng công nghệ để quản lý, đòi hỏi cán bộ phải nắm bắt được công nghệ, làm chủ những thiết bị hiện đại nên sự “chuyển giao” này sẽ mang lại nhiều hiệu quả nhất định.

Có thể nói, cuộc cách mạng về cải cách tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của đất nước đã và đang nhận được sự quan tâm to lớn của nhân dân và dư luận quốc tế. Tinh gọn bộ máy không chỉ là đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn của đất nước mà còn là yêu cầu khách quan của xu thế thời đại. Đất nước sẽ gặp nhiều rào cản, khó khăn, chậm trễ trong hội nhập quốc tế nếu không quyết liệt tinh gọn bộ máy vốn đã và đang quá cồng kềnh như hiện nay.

Công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy công quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ và thống nhất rất cao của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân. Người dân cả nước đều mong đợi sau sắp xếp, tinh gọn, bộ máy mới sẽ được nâng tầm, hiệu quả. Để đạt được những mục tiêu ấy, rất cần những cán bộ dám xung phong, đi đầu trong việc tinh giản. Điều này sẽ góp phần khơi nguồn, tạo động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Talkshow Tin tức TV: Tinh gọn bộ máy, tổ chức hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Trong talkshow, hai khách mời là Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy TP Hồ Chí Minh và Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng, sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.

Talkshow Tin tức TV: Đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, sớm đi vào cuộc sống không thể thiếu vai trò của các đại học tiên phong trong lĩnh vực này. Trong talkshow, đại biểu Vũ Hải Quân, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và ông Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.

Tin tức TV: Ngành Y tế vươn mình chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu của mọi ngành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Ngành Y đang nỗ lực chuyển đổi số trên tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới tại các đơn vị, hướng đến nền y tế thông minh.

Talkshow Tin tức TV: Góc nhìn đa chiều về dạy thêm, học thêm

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có hiệu lực từ ngày 14/2, đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh Thông tư này, nhất là trong thời điểm ôn thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp THPT, các kỳ thi riêng vào đại học đang đến gần. Trong Talkshow, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng THCS Thái Thịnh (TP Hà Nội) sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.

Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc; tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, bảo đảm kết nối hiệu quả các mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 203.231 tỷ đồng. Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã được Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV thông qua ngày 19/2/2025 với 455/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,19% tổng số đại biểu).

Quốc hội thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 19/2/2025, với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,86% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Theo đó, một số chỉ tiêu chủ yếu được điều chỉnh với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên; quy mô GDP năm 2025 đạt khoảng trên 500 tỷ USD; GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%. Quốc hội cơ bản tán thành các nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị, đồng thời đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

Truyền thông Campuchia đề cao quan hệ truyền thống tốt đẹp với Việt Nam và Lào

Trong những ngày qua, các phương tiện truyền thông Campuchia liên tục đăng tải nhiều bài viết, đề cao mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, đoàn kết gắn bó lâu đời với Việt Nam, cũng như mối quan hệ nghĩa tình luôn quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong các giai đoạn lịch sử giữa 3 quốc gia láng giềng Việt Nam, Campuchia và Lào.