Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức chiến tranh Việt Nam
Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.
Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức chiến tranh Việt Nam

Triển lãm “VIETNAM 75” là một bộ sưu tập gồm nhiều tranh, ảnh của chính các họa sĩ, nghệ sĩ vẽ, chụp về chiến tranh Việt Nam tổ chức trưng bày.

Bà Claudia Opitz, một trong ba người tổ chức cuộc triển lãm chia sẻ rằng dù không thể diễn ta được hết nỗi kinh hoàng của chiến tranh, nhưng "VIETNAM 75" của bà và các cộng sự đã phần nào mô tả được cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ trong suốt hàng chục năm của cả dân tộc Việt Nam.

Với bà, hình ảnh chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh từ nóc Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã trở thành biểu tượng cho thất bại của Mỹ ở một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất thời Chiến tranh Lạnh.

Triển lãm “VIETNAM 75” tại rạp Babylon, Berlin, không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống lại cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, mà còn là lời tri ân tới những tiếng nói quốc tế – từ các nhà làm phim CHDC Đức như Heynowski & Scheumann đến nhiếp ảnh gia nổi tiếng Thomas Billhardt, những người đã góp phần đưa sự thật về cuộc chiến ra ánh sáng.

Một trong những điểm khác biệt của triển lãm này là sự xuất hiện của cả nhân chứng lịch sử, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Phỏng vấn Ông Nico- Người Đức:

Từ những bản tin này, du khách hiểu được cách báo chí phương Tây thời đó đã quảng bá cuộc chiến này thông qua dư luận công chúng được kiểm soát như thế nào, nhưng cuối cùng cũng góp phần khiến thế giới coi cuộc chiến này là man rợ, tạo ra phong trào đoàn kết và phản đối chiến tranh trên toàn thế giới. Triển lãm mang tới cái nhìn tổng quan thông qua các góc nhìn đa dạng của mình và do đó thu hút nhiều đối tượng du khách tới xem cũng như muốn tìm hiểu về lịch sử chiến tranh Việt Nam” .

Cùng diễn ra với triển lãm “VIETNAM 75”, rạp chiếu phim Babylon cũng khởi chiếu một số bộ phim  Cách mạng Việt Nam như Chị Tư Hậu, Em bé Hà Nội, Làn sóng mới … thu hút nhiều bà con người Việt, đặc biệt là các em thế hệ thứ hai, thứ ba./.  

Tin cùng chuyên mục

“Nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kỳ quan trọng”

Nhận thức sâu sắc đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn vượt thời đại, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ và coi đó là khâu then chốt trong sự nghiệp cách mạng giải phóng và phát triển.

Phố đi bộ hồ Gươm đông kín người trong dịp nghỉ Lễ 30/4

Trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, phố đi bộ hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trở thành điểm đến thu hút đông đảo người dân và du khách, không khí tại khu vực trung tâm Thủ đô trở nên sôi động với dòng người đổ về vui chơi từ sáng sớm.

Cao nguyên Mộc Châu đón hàng ngàn lượt du khách dịp nghỉ lễ

Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La - Điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới, sôi động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Mới trong hai ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, cao nguyên Mộc Châu đã đón hàng ngàn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.

Xây dựng đội ngũ công nhân trí thức năng động, sáng tạo

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm yêu thương đặc biệt và đề cao vai trò, vị trí của giai cấp công nhân. Người chỉ rõ những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là: Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Do có những đặc điểm ấy và lại là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới, gánh trách nhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, cho nên giai cấp công nhân có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.

Cuộc gặp đặc biệt của đôi tàu Thống Nhất tại Đà Nẵng

Trưa ngày 30/4, tại Ga Đà Nẵng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức lễ đón, tiễn gần 900 hành khách trên Đoàn tàu Thống Nhất Bắc – Nam với 400 hành khách xuống tàu tại ga Đà Nẵng và 500 hành khách lên tàu tiếp tục hành trình đến ga Hà Nội và ga Sài Gòn. Đây là hoạt động nhằm chào mừng đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

"Hòa bình" qua cảm nhận của phóng viên

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra trọng thể tại TP.HCM vào sáng 30/4. Tham gia tác nghiệp tại sự kiện đặc biệt này có hơn 700 phóng viên của 106 cơ quan báo chí trong nước và 169 phóng viên thuộc 58 cơ quan báo chí nước ngoài. Trong đó, có 47 cựu phóng viên chiến trường, phóng viên kiều bào và phóng viên các nước ủng hộ Việt Nam. "Hòa bình" là cảm nhận chung của họ khi được chứng kiến không khí của sự kiện trọng đại này.

Thượng cờ thống nhất non sông bên bờ sông Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài bên bờ sông Bến Hải thuộc Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông”, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 53 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 – 1/5/2025).