từ khóa: # chống

14 kết quả

Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy giải quyết các vấn đề cấp bách

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Chương trình sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra. Mục tiêu nhằm tăng cường đầu tư công quốc gia hướng đến giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại ma túy trong tình hình mới.

Đảng viên là “nòng cốt” trong chống khai thác IUU

Công điện số 111 của Thủ tướng Chính phủ có nội dung trọng tâm, cấp bách là gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU); kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đã “hiện thực hóa” chỉ đạo đó khi phân công đảng viên quản lý hộ, nhóm hộ tàu cá, coi đây là nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động ngư dân. Nhờ đó, từ chỗ là địa phương có nhiều tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, đến nay, đã cơ bản chấm dứt tình trạng này.

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Phiên họp cũng đã công bố bổ sung nhiệm vụ và kiện toàn Ban chỉ đạo.

Chống lãng phí - Cuộc chiến chống “giặc nội xâm”

Lãng phí đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.

Nhận diện: Phản bác luận điệu xuyên tạc, chống phá Quốc hội Việt Nam

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Hơn 78 năm qua, Quốc hội Việt Nam đã đồng hành với dân tộc, có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, với mục đích chống phá, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị vẫn liên tục tung ra thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tạc đối với Quốc hội Việt Nam.

Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc chống tham nhũng cản trở sự phát triển kinh tế

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được những kết quả rất quan trọng; tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Không vì chống tham nhũng mà cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội

Một trong những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm đó là liệu việc xử lý kỷ luật hàng nghìn đảng viên liên quan tham nhũng thời gian qua có làm chậm lại, thậm chí cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay không? Liên quan đến nội dung tại, tại Phiên họp thứ 26 Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định quyết tâm chống tham nhũng “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Song, người đứng đầu Đảng cũng nhấn mạnh yêu cầu “phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế - xã hội”.