Tuổi trẻ và những thương hiệu xanh
Nhiều thanh niên Quảng Ngãi dám nghĩ, dám làm trong thực hiện các mô hình phát triển kinh tế và đã thành công.

Những năm gần đây, phong trào “Thanh niên lập thân lập nghiệp”, vượt khó phát triển kinh tế được tuổi trẻ tỉnh Quảng Ngãi hưởng ứng. Thông qua phong trào, nhiều thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp bằng sản phẩm xanh, sạch; vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

* Lòng tin của khách hàng là yếu tiên quyết

Anh Lê Văn Thương khởi nghiệp và thành công với thương hiệu Xanh Coffee. 
Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Tốt nghiệp hệ cao đẳng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, chuyên ngành Công nghệ ô tô và được nhận vào một doanh nghiệp tư nhân với mức thu nhập cao, nhưng sau nhiều năm làm việc, anh Lê Văn Thương (sinh năm 1993, thôn Hiệp phổ Nam, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) quyết định trở về quê khởi nghiệp với cà phê. Năm 2017, anh mở cửa hàng cà phê pha máy đầu tiên, nhưng thời điểm đó loại cà phê này còn khá mới mẻ và chưa được khách hàng tin dùng. Do vậy, chỉ sau 2 tháng, cửa hàng của anh phải dừng hoạt động vì vắng khách. “Dù đã chuẩn bị tư tưởng kinh doanh có thể thất bại, nhưng tôi vẫn rất buồn vì mình đã bỏ ra tất cả công sức, nguồn vốn”, anh Thương nói.

Không bỏ cuộc, chàng trai 9x lại tiếp tục đi khắp nơi học cách rang, pha chế cà phê để tìm ra công thức cà phê đáp ứng thị hiếu khách hàng. Đến đầu năm 2018, anh thay đổi phương thức kinh doanh mới với mô hình xe cà phê ép máy trực tiếp. Theo anh Thương, lợi thế của mô hình này là chi phí đầu tư thấp, thuận lợi di chuyển, không tốn chi phí thuê mặt bằng. Đồng thời, việc chứng kiến những hạt cà phê ép trực tiếp đã mang lại lòng tin cho khách hàng khi được dùng sản phẩm sạch, nguyên chất.

Thấy việc kinh doanh của anh hiệu quả, nhiều người tìm đến học hỏi. Nhận thấy đây là “cơ hội” để phát triển nên anh đã mạnh dạn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xanh Coffee. Sau nhiều năm hoạt động, tạo uy tín trên thị trường, hiện công ty của anh Thương đã nhượng quyền thương hiệu cho 300 đại lý trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, mỗi tháng, anh còn cung cấp cho thị trường hơn 2 tấn cà phê rang nguyên chất.

“Để có được sự tin dùng của khách hàng, Công ty đã xây dựng quy trình sản xuất chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu, chế biến, đến đóng gói và phân phối, nhất là hình thức mẫu mã của sản phẩm. Tất cả túi đựng cà phê của Công ty đều được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao nhằm đảm bảo chất lượng cà phê trong quá trình bảo quản”, anh Thương hào hứng.

Anh Hồ Văn Thái, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành cho biết, trước đây anh từng là thợ xây, nhưng do sức khỏe không đảm bảo nên năm 2020 anh đã tìm đến anh Thương để học hỏi phương thức kinh doanh cà phê. “Để kinh doanh xe cà phê này, tôi không chỉ được anh Thương hướng dẫn cách sử dụng máy ép cà phê mà còn được tư vấn cách phục vụ khách hàng. Nhờ đó, việc kinh doanh của tôi rất thuận lợi, mỗi ngày tôi bán được gần 200 ly cà phê, sau khi trừ chi phí tôi thu từ 400-500 nghìn đồng”, anh Thái chia sẻ.

Anh Lê Văn Thương khởi nghiệp và thành công với thương hiệu Xanh Coffee. 
Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Hiện, Công ty của anh Thương tạo việc làm trực tiếp cho 15 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 7-12 triệu đồng/người/tháng; doanh thu bình quân mỗi năm đạt từ 4-5 tỷ đồng. Dự án Xanh Coffee của anh đã đạt giải Khuyến khích tại cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2024” do Trung ương đoàn tổ chức. Sản phẩm của Công ty đã được đăng ký nhãn hiệu nhận diện tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ); Công ty cũng nhận được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến HACCP cho lĩnh vực hoạt động sản xuất cà phê.

Chia sẻ về những dự định thời gian tới, anh Thương cho biết, ngoài việc mở rộng thị trường, anh sẽ tập trung chăm sóc những khách hàng đã có và nâng cao chất lượng sản phẩm.

* "Xanh hóa" trong sản xuất

Anh Phạm Hùng Cường khởi nghiệp với mô hình nông nghiệp tuần hoàn gồm trồng dưa hấu, măng tây kết hợp chăn nuôi thỏ theo hướng cây trồng vật nuôi sạch. 
Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Cũng giống như anh Thương, sau khi công tác tại nhiều đơn vị khác nhau, năm 2018, anh Phạm Hùng Cường (sinh năm 1989, thôn Xuân Mỹ, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh) về quê khởi nghiệp với mô hình nông nghiệp tuần hoàn gồm trồng dưa hấu, măng tây kết hợp chăn nuôi thỏ. Thời gian đầu mới triển khai mô hình, do chưa có kinh nghiệm, thời tiết không lợi nên anh gặp không ít khó khăn, trở ngại, thậm chí là thất bại. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực tìm tòi, học hỏi kiến thức, trải nghiệm thực tế, cùng sự kiên trì, chịu khó của anh, những mùa vụ sản xuất sau đó có nhiều khởi sắc.

Tín hiệu vui từ những sản phẩm sạch đầu tiên cho thu hoạch và xuất bán ra thị trường là động lực giúp các anh tiếp tục cố gắng, nỗ lực hơn nữa với mục tiêu phát triển kinh tế, làm giàu từ nông nghiệp. “Làm nông nghiệp đã khó thì làm nông nghiệp sạch còn khó hơn. Do đó, sau những lần thất bại tôi lại tự trấn an bản thân phải tiếp tục cố gắng vì thành công đang ở phía trước”, anh Cường cho hay.

Anh Cường đang làm chủ trang trại chăn nuôi và trồng trọt với diện tích gần 17ha, trong đó chủ yếu là trồng dưa hấu sạch và chăn nuôi thỏ. Tất cả đều làm theo hướng sản xuất sạch. Theo đó, phân thỏ sau khi được xử lý bằng vi sinh sẽ đem ra bón cho cây măng tây; đồng thời cây măng tây sau khi thu hoạch, một số đoạn trên thân cây măng tây và quả dưa hấu nhỏ sẽ được làm thức ăn cho thỏ. Vòng tuần hoàn này đã bổ trợ cho nhau. Các sản phẩm măng tây, thịt thỏ, dưa hấu của anh Phạm Hùng Cường được tiêu thụ mạnh trong tỉnh và nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Anh Phạm Hùng Cường khởi nghiệp với mô hình nông nghiệp tuần hoàn gồm trồng dưa hấu, măng tây kết hợp chăn nuôi thỏ theo hướng cây trồng vật nuôi sạch. 
Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Từ mô hình trang trại tổng hợp, anh Cường tạo việc làm cho 4 lao động thường xuyên tại địa phương. Đồng thời, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của anh cũng đã được vinh danh tại cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2019.

Chị Trần Thị Cẩm Tiên, xã Tịnh Hiệp cho biết, chị đã làm việc tại trang trại của anh Cường từ năm 2020 đến nay. Mặc dù việc làm nông vất vả nhưng chị rất vui vì tại đây anh Cường không sử dụng bất kì sản phẩm phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật nào. Do vậy, các loại rau, quả có thể ăn trực tiếp tại vườn mà không phải lo lắng.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi Hồ Thị Thu Thanh cho biết, thời gian qua trên địa bản có nhiều bạn trẻ dám nghĩ, dám làm trong thực hiện các mô hình phát triển kinh tế và đã thành công. Trong đó điển hình như anh Lê Văn Thương và anh Phạm Hùng Cường. Những thanh niên này đã trở thành điểm sáng trong phong trào lập nghiệp, tạo việc làm cho người dân địa phương. Ngoài sản xuất, kinh doanh, họ còn rất năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động thiện nguyện. Thời gian tới, Tỉnh đoàn sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để hỗ trợ các chính sách cũng như hướng dẫn các bạn trẻ khởi nghiệp, nhân rộng các mô hình hay, sáng tạo./.


Tin liên quan

Đảng viên trẻ vùng cao tiên phong làm giàu

Nhiều đảng viên trẻ Lai Châu tiên phong “dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách”, không ngại khó, ngại khổ, biến những vùng đất cằn cỗi, bạc màu thành mô hình kinh tế mới mang lại hiệu quả cao.

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên tình nguyện gieo ước mơ cho trẻ vùng cao

Tháng thanh niên, khắp nẻo đường đất nước vang vọng lời ca nhiệt huyết của tuổi trẻ xung kích, tình nguyện... Xin mời quý vị theo chân phóng viên báo Tin tức, cùng 100 bạn sinh viên Thủ đô mang "Sắc Xuân Nơi Rẻo Cao" đến với khoảng1400 em nhỏ tại các bản cao xã Huy Tân (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La).

'Tạp hóa xanh' bảo vệ môi trường và sẻ chia cùng cộng đồng

Mô hình "Tạp hóa xanh" tại TP Hồ Chí Minh đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân nhờ vào những giá trị thiết thực. Không chỉ đơn thuần là nơi bán các sản phẩm thân thiện với môi trường, đây còn là điểm thu gom, tái chế rác thải nhựa và đặc biệt hơn cả là nơi tạo công ăn việc làm cho người khiếm thị, khiếm thính.

Gìn giữ gần 3.000 kỷ vật người gốc Hoa ở Chợ Lớn

Gần 3.000 kỷ vật gồm tranh ảnh, giấy tờ, dụng cụ sinh hoạt thường ngày của người gốc Hoa ở khu vực Chợ Lớn đang được anh Dương Rạch Sanh lưu giữ và trưng bày tại căn hộ trên đường Ngô Quyền, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.

Thanh niên góp phần thúc đẩy môi trường số an toàn, lành mạnh

Nhân kỷ niệm 94 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), phóng viên báo Tin tức đã có dịp trao đổi với ông Matthew David Jackson, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam về vấn đề hỗ trợ thanh niên Việt Nam chăm sóc sức khoẻ sinh sản, ứng dụng khoa học công nghệ trong kỷ nguyên vươn mình.

Tưng bừng chuỗi hoạt động Lễ hội Thanh niên TP Hồ Chí Minh năm 2025

Sau đêm khai mạc tối 21/3, Lễ hội Thanh niên TP Hồ Chí Minh lần thứ 5 (The 5th HCMC Youth Fest 2025) chính thức diễn ra với chuỗi hoạt động sôi nổi, thu hút hàng ngàn bạn trẻ trên địa bàn thành phố. Đây là sự kiện quan trọng nhằm chào mừng 94 năm ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) và hướng đến 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Những người trẻ làm 'sống dậy' những hình ảnh lịch sử

Bốn năm qua, anh Phùng Quang Trung (29 tuổi, trưởng nhóm phục dựng ảnh Skyline) vừa được vinh danh "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024" và các thành viên đã phục dựng miễn phí hơn 6.000 bức ảnh lịch sử để trao tặng cho các gia đình liệt sĩ, các bảo tàng và khu di tích lịch sử.

8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024

Tối 23/3/2025, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024, với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Năm 2024, Ban tổ chức Giải thưởng đã nhận được 159 hồ sơ đề cử từ 55 đơn vị trên cả nước. Hội đồng Giải thưởng đã bỏ phiếu chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng có thành tích nổi trội, xuất sắc